Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
Nấm đồng tiền tiết ra các độc tố gây hại cho mang, đường ruột và hệ miễn dịch của tôm. Ảnh: Sưu tầm

Nguyên nhân nấm xuất hiện

Nấm đồng tiền thường xuất hiện ở đáy và bờ ao nuôi tôm, có hình dạng như vảy, cành cây, búi sợi hay chân chó. Nấm đồng tiền phát triển nhanh chóng trong điều kiện phù hợp, như:

- Ao tôm bị ô nhiễm do dư chất hữu cơ, thức ăn thừa, chất thải của tôm và các sinh vật khác.

- Ao tôm thiếu oxy, có nhiều khí độc như amoni, nitrit, nitrat, sulfua, metan,…

- Ao tôm có nhiệt độ thấp, độ pH không ổn định, độ mặn thay đổi thất thường.

- Ao tôm bị nhiễm các loại vi khuẩn, vi bào tử, ký sinh trùng, động vật nguyên sinh gây bệnh cho tôm.

Tác động đến tôm nuôi

Nấm đồng tiền tiết ra các độc tố gây hại cho mang, đường ruột và hệ miễn dịch của tôm, khiến tôm dễ mắc bệnh. Nghiêm trọng hơn, tôm khi ăn phải loại nấm này có thể bị rối loạn tiêu hóa, còi cọc, chậm lớn , thậm chí chết. 

Nấm đồng tiền còn là nơi cư ngụ của nhiều vi sinh vật gây hại, tạo điều kiện cho các mầm bệnh khác phát triển, làm tăng nguy cơ tôm bị bệnh.

Trường hợp nhiễm nặng, tôm có thể chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Bên cạnh đó, độc tố từ nấm đồng tiền còn gây ô nhiễm môi trường nước, làm giảm hiệu quả sử dụng thuốc, hóa chất và men vi sinh. 

Nhận biết nấm đồng tiền xuất hiện

Nấm đồng tiền có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:

- Nấm đồng tiền thường có màu xanh lục, trắng, vàng hay nâu, tùy theo loại tảo cộng sinh với nấm

- Với hình dạng như chân chó (nấm chân chó) dễ nhận biết, nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm thường xuất hiện ở trên bề mặt đáy và bờ ao hay đất, đá, và các vật dùng dụng cụ trong ao nuôi tôm,… Sau 7 – 10 ngày cấp nước, nấm bắt đầu phát triển lớn bằng ngón tay út và tăng nhanh sau vài ngày trong điều kiện thuận lợi.

Nấm đồng tiềnKhả năng ăn của tôm có thể bị giảm do sự xuất hiện của nấm đồng tiền trên nhá ăn. Ảnh: Sưu tầm

- Nhá tôm xuất hiện nấm đồng tiền thường có những dấu hiệu đặc trưng như có các đốm tròn màu xanh, nâu đen hoặc vàng sẫm. Bề mặt nhá trở nên trơn nhầy và khó vệ sinh. Mùi tanh khó chịu do sự phân hủy hữu cơ và sự phát triển mạnh của vi sinh vật cư ngụ trong nấm cũng là biểu hiện dễ nhận thấy.

- Khả năng ăn của tôm có thể bị giảm do sự xuất hiện của nấm đồng tiền trên nhá ăn làm giảm khả năng bám và tiếp cận thức ăn của tôm, bên cạnh đó là mùi tanh khó chịu phát ra từ nấm dễ khiến tôm bỏ ăn, trở nên suy yếu và tăng khả năng nhiễm bệnh. 

Phòng ngừa và quản lý hiệu quả

Khi phát hiện ao nuôi đang có tình trạng nhiễm nấm đồng tiền, bà con lưu ý không nên trực tiếp lau bạt, lau thiết bị nuôi tôm. Vì phương pháp thủ công này sẽ khiến loài nấm phân tán bào tử nấm nặng hơn và tốc độ lây lan của chúng sẽ nhanh hơn. 

Đối với các ao đã từng bị nhiễm nấm đồng tiền, thì bắt buộc khâu tẩy nấm và tiêu diệt bào tử nấm cần được chú trọng và xử lý một cách triệt để trước khi thả tôm, kết hợp với việc sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước nhằm ức chế vi khuẩn có hại và bổ sung lợi khuẩn cho môi trường. Bà con có thể tiến hành các bước theo quy trình sau:

- Cải tạo đáy ao và làm sạch ao bằng phương pháp hòa trộn vôi nung với nước tạo thành hỗn hợp dung dịch sệt rồi tạt khắp bờ ao. Càng phủ vôi dày trên bạt ao thì hiệu quả xử lý càng cao.

- Tất cả những dụng cụ hay thiết bị dùng trong nuôi tôm bị nhiễm nấm đồng tiền đều phải được xử lý bằng vôi tôi.

- Phơi ao khô khoảng 2 - 3 ngày. Sau đó, tiến hành tẩy rửa, vệ sinh ao nuôi và phơi ao thêm khoảng 1 tuần nữa.

Đăng ngày 17/12/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Kinh nghiệm chọn mua cá cảnh và phụ kiện cho người mới bắt đầu

Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã, mang lại không gian sống động và thư giãn cho gia đình. Tuy nhiên, để bắt đầu hành trình này, việc lựa chọn cá cảnh và phụ kiện phù hợp là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với người mới bắt đầu. Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi.

Cá cảnh
• 23:12 16/01/2025

So sánh giá tôm thẻ tại các thị trường hiện nay

Thị trường tôm thẻ chân trắng quốc tế thường biến động mạnh mẽ, đặc biệt vào dịp cuối năm và đầu năm mới khi nhu cầu tăng cao tại các thị trường lớn. Bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ so sánh chi tiết giá tôm thẻ tại các khu vực chính như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và Thái Lan.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:12 16/01/2025

Hạn chế thiệt hại do sự chênh lệch nhiệt độ ở ao nuôi

Nhiệt độ nước trong ao nuôi thủy sản có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự phát triển và khả năng sinh sản của các loài tôm cá. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn, đặc biệt là những biến đổi đột ngột, có thể gây stress, làm suy giảm sức đề kháng và gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho vật nuôi.

Tôm thẻ
• 23:12 16/01/2025

Độ mặn phù hợp trong nuôi vuông quảng canh

Nuôi trồng thủy sản quảng canh, đặc biệt là nuôi tôm trong vuông, phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố môi trường, trong đó độ mặn đóng vai trò quan trọng. Độ mặn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ sinh trưởng của tôm mà còn tác động đến hệ sinh thái trong vuông nuôi. Hiểu và quản lý tốt độ mặn là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế của mô hình này.

Nuôi quảng canh
• 23:12 16/01/2025

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 23:12 16/01/2025
Some text some message..