Bình Định: Lũ về ngư dân trúng đậm lịch huyết

Từ ngày 4 đến 6-10, lũ từ thượng nguồn đổ về nhiều, ngư dân TP. Quy Nhơn (Bình Định) làm nghề thả đón đáy và thả chồ, lưới cào tranh thủ khai thác lịch huyết trên các cửa sông và vùng biển đầm Thị Nại và bắt được rất nhiều lịch huyết.

lịch huyết
Mỗi đêm, ngư dân có thể kiếm được 2-5 triệu đồng nhờ lịch huyết

Theo đó, nước lũ từ thượng ngồn đổ về đục ngầu, từ đó làm cay mắt những con lịch huyết sống dưới đáy bùn trồi lên và cuốn theo dòng nước chui vào đó.

Những ngày lũ mới về, lịch huyết xuất hiện chưa nhiều nên chủ yếu được các nhà hàng tranh nhau mua với giá từ 350.000 đồng đến 400.000 đồng/kg để làm món nhậu.

Tuy nhiên, từ ngày 5 và ngày 6-10, nước lũ về liên tục nên lịch huyết xuất hiện dày đặc, ngư dân đánh bắt được nhiều, một đêm có gia đình có thể bắt được 10 - 15 kg lịch huyết, nên giá bán đã giảm xuống còn 220.000 - 280.000 đồng/kg.

Đến sáng 6-10, giá lịch huyết bán tại các chợ trên địa bàn TP. Quy Nhơn còn từ 100.000 - 120.000 đồng/kg. Những hộ ngư dân làm nghề thả đó mỗi đêm có thu nhập từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
Ngoài việc thả đó, hàng trăm hộ ngư dân sống ven đầm Thị Nại còn dùng cào chỉa để cào lịch huyết, mỗi ngày bắt được từ 2 đến 5 kg, cho thu nhập từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng.

Lịch huyết có màu nâu đỏ, rất giống và nhỏ hơn con lươn, thân hình chỉ bằng như ngón tay út và nhỏ hơn nữa là bằng chiếc đũa con, dài từ 20 cm đến 30 cm, sống ở môi trường nước lợ.

Theo các ngư dân, lịch huyết dùng để chế biến các món ăn rất bổ dưỡng, đặc biệt là bổ máu. Thường thì người ta dùng lịch huyết rửa sạch bằng tro bếp cho hết chất nhớt, rồi dùng cán dao dần nhẹ cho xương sống mềm. Sau đó mang lịch huyết ướp đều nguyên con với gia vị rồi quấn với lá lốt, hoặc cho vào khoanh tròn trong lon bia hoặc lon sữa đã mài, hoặc cắt một đầu trống, sau đó bịt kín lại để nướng lửa than thành món nhậu tuyệt hảo.

Lịch huyết còn có thể cắt ra từng khúc để xào sả ớt, um chua ngọt, nấu cháo ăn rất thơm ngon.

Gia Lai Online
Đăng ngày 09/10/2013
Hùng Hậu
Môi trường

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 07:58 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 07:58 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:58 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 07:58 14/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 07:58 14/11/2024
Some text some message..