Bình Định nhiều hộ dân khởi nghiệp thành công nhờ nuôi ốc bươu đen

Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở các huyện Phù Cát, Phù Mỹ đã mạnh dạn đưa một số giống thủy sản mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả hiệu quả kinh tế, mang lại nguồn thu nhập cho gia đình.

Người dân
Mô hình nuôi ốc bươu đen của anh Long được nhiều hộ dân tham quan học hỏi kinh nghiệm. Ảnh: NVCC

Ốc bươu đen dễ nuôi, có thể tận dụng thức ăn là bèo trong tự nhiên và các loại rau, củ, quả như mướp, mít, dưa leo, bầu, bí... Tuy nhiên, ốc bươu đen chịu nóng kém nên mùa hè cần phải chú ý chống nóng bằng cách thả thêm bèo vào hồ, làm mát bằng che màng lưới. Trung bình ốc nuôi từ lúc nở đến khi thu hoạch cần khoảng 4 - 5 tháng.

Tại huyện Phù Cát, sau thời gian tìm tòi, học hỏi, anh Võ Đình Sang (thôn Tân Hóa Bắc, xã Cát Hanh) nhận thấy việc nuôi ốc bươu đen không quá phức tạp mà sản phẩm lại được thị trường tiêu thụ mạnh với giá khá cao, nên đã mạnh dạn đầu tư vốn để cải tạo hơn 0,5 ha đất nông nghiệp của gia đình để nuôi. Nhờ chủ động được nguồn thức ăn tại chỗ và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, ốc nuôi sinh trưởng, phát triển tốt.

Theo anh Sang, nuôi ốc bươu đen ít tốn công, không nặng chi phí cho khâu chăm sóc mà chỉ đầu tư ban đầu khi đào ao và mua con giống. Hiện tại, với 16 ao nuôi diện tích từ 60 – 150 m2, mỗi tháng anh thu hoạch khoảng 150 kg ốc thương phẩm, 5.000 - 13.000 ốc con giống, mang lại  thu nhập từ 17 - 20 triệu đồng.

Anh Trần Ngọc Long, thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, chia sẽ: sau một lần nghe giới thiệu về lợi ích kinh tế từ mô hình nuôi ốc bươu đen, anh đã mạnh dạn mua giống về nuôi thử. Kết quả cho thấy, loại ốc này khá thích hợp với điều kiện nguồn nước, khí hậu tại địa phương, đầu ra ổn định nên đã tiến hành xây dựng hồ nuôi, mở rộng quy mô sản xuất. Đến nay, anh đã có 500 m2 mặt nước nuôi ốc bươu đen, mỗi tháng trung bình xuất bán ra thị trường khoảng 300 kg ốc thương phẩm. Ngoài bán, anh còn tiến hành cho ấp trứng, bán ốc con cho các hộ nuôi xung quanh. 

Hiện nay, thị trường tiêu thụ ốc thịt thương phẩm và ốc giống của anh Long đều ổn định, sản phẩm làm ra tới đâu được tiêu thụ hết tới đó. Với giá bán 100 nghìn đồng/1 kg như hiện nay, mỗi tháng anh Long lãi hơn 30 triệu đồng. Hiện anh Long cũng liên kết, cung cấp con giống, thu mua ốc thương phẩm, tư vấn kỹ thuật cho nhiều người muốn phát triển mô hình nuôi ốc bươu đen tại địa phương

Với mô hình nuôi ốc bươu đen thương phẩm kết hợp ốc giống trong bể lót bạt, mỗi tháng anh Võ Hổ (xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ) thu lãi hơn 10 triệu đồng. Hiện anh có 8 bể nuôi ốc với diện tích trung bình mỗi bể khoảng 10 m2.

    Nuôi ốc bươu đenNuôi ốc bươu đen trong bể lót bạc phù hợp với điều kiện của gia đình anh Hổ. Ảnh: Gia Bảo

Anh Hổ chia sẻ: nuôi ốc ở bể lót bạt thì khâu xử lý nước rất quan trọng, quyết định đến kết quả của cả quá trình nuôi ốc. Nước phải được xử lý sao cho giống với nước ao, nước suối tự nhiên. Việc lót bạt giúp nhiệt độ môi trường nuôi ổn định hơn. Ốc bươu đen dễ chăm sóc, nhẹ công, vừa nuôi vừa làm được công việc khác. Thức ăn của ốc lại rất dễ tìm, có sẵn ở địa phương như: Các loại bèo, rau củ quả, lá môn, lá bí, lá mì, lá đu đủ... 

Hiện nay, lượng ốc anh cung cấp ra thị trường ổn định, trung bình mỗi tháng xuất đi khoảng 100 kg ốc thương phẩm với giá bán từ 100 - 120 nghìn đồng/kg và 50.000 con ốc giống với giá 350 đồng/con. Cùng với khách hàng trong tỉnh, anh Hổ còn tìm được nhiều bạn hàng mới ở Quảng Ngãi, Kon Tum. Không chỉ có vậy, từ đầu năm 2022, anh còn liên kết với một số hộ ở xã Mỹ An cùng nuôi ốc bươu đen trong bể xi măng và ao tự nhiên. Cách làm hai bên cùng có lợi này được nhiều người ủng hộ và ngày càng có thêm nhiều người đặt vấn đề liên kết với anh.

Ốc bươu đen được người dân ưa chuộng, có giá trị kinh tế cao, không tốn nhiều chi phí đầu tư, vì vậy đây là hướng đi mới cho nhiều hộ dân nuôi trồng thủy sản trong tỉnh để tạo ra nguồn thu nhập ổn định, nâng cao đời sống.

Đăng ngày 20/08/2023
NTN @ntn
Nuôi trồng

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 21:32 24/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 21:32 24/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 21:32 24/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 21:32 24/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 21:32 24/11/2024
Some text some message..