Bồ công anh: Tăng chống chịu stress cho cá mú

Nghiên cứu mới đây của Sun et al., 2019 tại đại học phía Nam Trung Quốc cho thấy chiết xuất bồ công anh có ảnh hưởng tích cực đến khả năng miễn dịch của cá mú lai, đồng thời tăng cường khả năng chống oxy hóa và chống stress.

Bồ công anh
Bồ công anh giúp phòng ngừa và điều trị một số bệnh stress do môi trường gây ra trên cá mú.

Cá mú là một trong những loài cá biển có giá trị kinh tế cao, thịt thơm ngon, giá trị xuất khẩu cao được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Cá mú lai là con lai giữa cá mú nghệ đực, có tên khoa học là Epinephelus lanceolatus  và cá mú hoa nâu, có tên khoa học là Epinephelus fuscoguttatus, được sản xuất đầu tiên vào năm 2007 tại trường đại học Malaysia Sabah.  Cá mú hoa nâu có tốc độ phát triển chậm nhưng khả năng kháng bệnh cao, trong khi đó cá mú nghệ đực có tốc độ phát triển nhanh. Cá mú lai thừa hưởng đặc tính tốt của cha mẹ nên có tốc độ tăng trưởng nhanh và khả năng kháng bệnh cao. Chúng là đối tượng giống mới có giá trị kinh tế, giá trị xuất khẩu cao đã và đang được nhiều nước trên thế giới sản xuất giống thành công như Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam.

Nghiên cứu trước đây báo cáo rằng chế độ ăn uống phù hợp nhu cầu đạm và lipid cho cá mú lai được ước tính là 45 - 53,5%, 7 - 13% khẩu phần khô. Để góp phần nâng cao hiệu quả cho người nuôi thì thức ăn phải đảm bảo đầy đủ và cân đối dinh dưỡng, thức ăn ngoài việc cung cấp đầy đủ chất đạm thì chất béo được xem là mối quan tâm hàng đầu vì chất béo là thành phần dưỡng chất có mức năng lượng và có độ tiêu hóa cao nên thường được bổ sung vào thức ăn cho nhiều loài cá. Khi bổ sung chất béo vào thức ăn sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng cũng như hiệu quả sử dụng đạm của đối tượng nuôi, do chất béo có khả năng chia sẻ năng lượng với chất đạm có trong thức ăn. Tuy nhiên, chế độ ăn nhiều lipid thường dẫn đến tích lũy lipid trong gan và mô gây ra rối loạn chuyển hóa. Bên cạnh đó, vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường dẫn đến tình hình xuất hiện dịch bệnh ngày càng cao, như bệnh do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và sán lá... gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Khi vật nuôi bị bệnh bà con hay sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị gây ra tỉ lệ kháng thuốc cao, tồn lưu trong sản phẩm ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Một lựa chọn mới đảm bảo bền vững và an toàn sinh học cao là sử dụng chiết xuất thực vật đã được báo cáo sở hữu các hoạt động khác nhau như chống căng thẳng, thúc đẩy tăng trưởng, kích thích sự thèm ăn, bảo vệ gan, tăng cường miễn dịch và đặc tính chống mầm bệnh trong ao nuôi do có chứa nhiều hợp chất như ancaloit, terpenoid, tannin, saponin, glycoside, flavonoid, phenolics, steroid hoặc tinh dầu, hơn nữa chúng thường có sẵn tại địa phương, không tốn kém, chống lại phổ rộng các mầm bệnh dễ dàng. 

Bồ công anh Trung Quốc còn gọi là cây Bồ công anh lùn, có tên khoa học Taraxacum officinale thuộc  họ Cúc (Asteraceae). Cây bồ công anh Trung Quốc có nguồn gốc từ đại lục Á-Âu, và ngày nay được trồng khắp Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á), Bắc Mỹ, Nam Phi, Nam Mỹ, New Zealand, Australia, và Ấn Độ. Ở Việt Nam, cây chỉ sống được ở vùng có khí hậu lạnh như ở Đà Lạt và Sa Pa. Rễ Bồ công anh Trung Quốc là một trong những loại dược thảo thiên nhiên có tác dụng giải độc rất mạnh, hoạt động chủ yếu ở gan và mật, kích thích thận thải chất độc do tác nhân bởi nhiễm trùng hay ô nhiễm môi trường, ngoài ra còn có thể tiêu hủy tế bào ung bướu trên người. Nghiên cứu ứng dụng bồ công anh làm sản phẩm điều trị trên người được biết đến nhiều. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu ứng dụng nhiều trên cá. Do đó, nghiên cứu được tiến hành để đánh giá ảnh hưởng của chiết xuất bồ công anh đến hiệu suất tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, thành phần cơ thể, sinh hóa huyết thanh, gan , gen miễn dịch của cá mú lai.

Nghiên cứu ứng dụng chiết xuất bồ công anh

Thí nghiệm gồm 8 nghiệm thức bổ sung chiết xuất bồ công anh vào thức ăn cá mú lai với nồng độ 0% 0,1%, 0,2%, 0,4% và 0,8% trong 8 tuần. Sau đó tiêm dung dịch CCL4 (CCL4 được biết là tác nhân gây độc gan và đặc trưng của sự nhiễm độc gan do CCL4 là xơ gan và hoại tử (Huo et al., 2011) dẫn đến thay đổi hình thái tế bào gan)

Kết quả cho thấy chiết xuất bồ công anh không có tác động đáng kể đến hiệu suất tăng trưởng và sử dụng thức ăn, nhưng nó có thể làm giảm phần trăm lipit thô trong toàn cơ thể và tăng phần trăm protein thô trong cơ thịt cá ( P<0,05). Chế độ ăn bổ sung chất chiết bồ công anh làm tăng nồng độ mRNA của các enzyme chống oxy hóa (catalase, glutathione peroxidase và glutathione reductase) và làm giảm yếu tố gây viêm ở lách, thận và đầu của cá ( P<0,05).

Bổ sung chế độ ăn uống với nồng độ 0,2% - 0,4% chiết xuất bồ công anh có thể cải thiện sức khỏe gan một cách hiệu quả. Sau khi tiêm CCL4 72 giờ, cá cho ăn 0,2% và 0,4% cho thấy tế bào gan có biểu hiện bình thường trong khi cá cho ăn chế độ ăn 0%, chế độ ăn 0,1% và chế độ ăn 0,8% cho thấy tổn thương tế bào gan. 

Tỷ lệ sống cao hơn và tổng số tế bào máu đã được quan sát thấy ở cá được cho ăn 0,1% - 0,4% chiết xuất bồ công anh. Tóm lại, chiết xuất bồ công anh có thể được sử dụng làm phụ gia thức ăn để tăng cường chức năng gan của cá nuôi chống chịu với stress do môi trường. 

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể. Chức năng quan trọng của gan là chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo; tiết mật; giải độc và lưu trữ các vitamin, sắt và glucose hoặc glycogen (Refaey et al., 2015). Nhiều yếu tố bao gồm  các loại thuốc, các chất gây ô nhiễm môi trường, các hóa chất độc hại, chất phóng xạ… có thể gây stress oxy hoá trong gan làm thay đổi cấu trúc mô. Chiết xuất bồ công anh được chứng minh có khả năng chống oxy hóa cao và được xem là có hiệu quả và an toàn để phòng ngừa hoặc điều trị một số bệnh stress do môi trường gây ra trên cá mú lai với liều lượng bổ sung tốt nhất nằm trong khoảng 0,2% đến 0,4%.

Theo Zhenzhu Sun và cộng sự.


Đăng ngày 18/12/2019
NHƯ HUỲNH Lược dịch
Kỹ thuật

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 14:12 26/04/2024

Ức chế vi khuẩn gây hại bằng axit hữu cơ

Một giải phải để hỗ trợ loại bỏ kháng sinh trong việc phòng bệnh cho vật nuôi chính là sử dụng axit hữu cơ cho nuôi trồng thủy sản hiện nay. Vậy các lợi ích mà axit hữu cơ mang lại chính là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé!

Đĩa khuẩn
• 09:51 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:03 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 07:06 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 07:06 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 07:06 27/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 07:06 27/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 07:06 27/04/2024