Bỏ làm công chức về quê nuôi ếch

Là cử nhân ngành ngôn ngữ học nhưng Nguyễn Xuân Duy (33 tuổi, ở thôn An Lạc, xã Đức Thắng, H.Tiên Lữ, Tỉnh Hưng Yên), lại từ bỏ làm công chức nhà nước để về quê nuôi ếch.

vèo ếch
Mô hình nuôi ếch giống sinh sản cho thu nhập cao của anh Duy - Ảnh: Trần Hồ

Tốt nghiệp khoa Ngôn ngữ học (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội) năm 2007, Duy về công tác ở Sở VH-TT-DL Hưng Yên. Sau 2 năm, anh được chuyển sang làm quản lý báo chí, xuất bản tại Sở TT-TT của tỉnh. Công việc nhà nước đang tiến triển thuận lợi, thì “bỗng dưng” năm 2010, Duy xin nghỉ việc để về quê làm… nông dân.

Duy chia sẻ: “Quyết định nghỉ việc của tôi đã gây xôn xao làng quê nghèo. Gia đình, anh em, họ hàng phản đối. Hàng xóm, ai cũng cho tôi là người có vấn đề thần kinh. Vì lúc đó, một người mới tốt nghiệp ra trường, không quen biết ai, không có lắm tiền, đang có công việc ổn định, lại đột nhiên từ bỏ, về quê nuôi ếch thì đúng là chuyện khó tin. Tôi là một người quyết đoán, nói là làm nên mới có thành công như bây giờ”.

Theo Duy, thời điểm đó, làm công chức có mức lương không cao, khoảng 1,5 triệu đồng/tháng. Vợ Duy làm giáo viên mầm non cũng chỉ được 1 triệu đồng/tháng. Đồng lương ít ỏi nhưng 2 vợ chồng phải nuôi 2 đứa con nhỏ, bố mẹ già nên không đủ trang trải cho cuộc sống. Nếu cứ làm công ăn lương, sống an phận thì nghèo vẫn nghèo. Trong khi đó, nuôi ếch đầu tư thấp nhưng thu nhập cao, nên anh quyết định nghỉ làm công chức về quê nuôi ếch.

Trước khi có dự định này, Duy đã có một thời gian đọc sách, báo, nghiên cứu, cập nhật thông tin, thấy nhiều mô hình kinh tế hay, anh dần dần nuôi hi vọng làm giàu. Bởi vậy, hằng ngày đến cơ quan làm việc, lúc rãnh rỗi, anh lại lên mạng, tìm hiểu thông tin về các mô hình làm kinh tế nông thôn. Anh thấy nhiều mô hình cho giá trị kinh tế cao như: mô hình nuôi ba ba (Ninh Bình), sản xuất cá vược (huyện Tiền Hải, Thái Bình)… nhưng ấn tượng nhất là mô hình nuôi ếch thương phẩm ở Long An. Lúc đó, trong đầu Duy nảy ra ý định, nếu có cơ hội, anh sẽ học tập và làm theo mô hình này.

Nuôi chí làm giàu

Tranh thủ những ngày được nghỉ, anh vác balô đi khắp các trang trại nuôi ếch để học tập kinh nghiệm. Khi còn đang làm công chức, Duy đã mạnh dạn vay bố mẹ 10 triệu đồng để làm vốn nuôi ếch. Duy mua 4 nghìn con ếch giống về thả. Lứa ếch đầu do thời tiết và thiếu kinh nghiệm nên anh bị lỗ, nhưng anh vẫn quyết tâm không từ bỏ. Anh tiếp tục nuôi ếch giống sinh sản và anh đã thành công, thu hàng trăm triệu đồng tiền lãi. Duy nghĩ mình đã đi đúng hướng nên quyết định nghỉ làm công chức để “toàn tâm, toàn ý” cho việc nuôi ếch.

Sau khi anh xin nghỉ việc ở Sở TT-TT, anh vay vốn đầu tư mua thêm ếch sinh sản về nuôi và đã thu về 200 - 300 triệu đồng/năm. Qua 5 năm phát triển, số lượng “ếch bố mẹ” ở trang trại của Duy đã lên tới 2 nghìn cặp giống, mỗi năm cung ứng ổn định cho thị trường khoảng 40 vạn con giống, 7 vạn ếch thịt thương phẩm, trừ mọi chi phí, anh thu về khoảng từ 300 - 400 triệu đồng. Hiện tại, ếch giống của Duy được phân phối khắp các tỉnh thành miền Bắc như: Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Sơn La, Bắc Kạn, Lào Cai…

Anh cho biết hiện nay, ngoài nuôi ếch tại nhà, anh còn mở rộng trang trại 1 héc ta để chăn nuôi cá trê lai, gà lai đông tảo… Tính sơ sơ, anh cũng thu nhập mỗi năm gần 500 triệu. Anh dự định sẽ thuê đất, mở rộng quy mô nuôi ếch sinh sản và sẽ có kế hoạch là người đầu tiên ở phía Bắc nuôi ếch mùa đông, cũng như thành lập công ty hoặc hợp tác xã để bao tiêu, thu mua, làm đầu ra cho nhân dân trong tỉnh.

Nói về mô hình kinh tế này, anh Phạm Ngọc Dương, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Đức Thắng cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao nghị lực, quyết tâm, vươn lên làm kinh tế của anh Duy. Mặc dù đang làm công chức, nhưng anh dám từ bỏ tất cả về quê làm nông dân. Hiếm có thanh niên nào dám nghĩ, dám làm như anh. Là một công chức nghèo, giờ anh Duy đã làm giàu từ nuôi ếch, đây là một tấm gương sáng cho nhiều thanh niên học tập”.

Thanh Niên, 04/11/2015
Đăng ngày 05/11/2015
Trần Hồ
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Tình hình nuôi trồng và quy hoạch thủy sản Việt Nam năm 2025

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn tạo ra hàng triệu việc làm và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, trước những thách thức của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và yêu cầu ngày càng cao từ các thị trường quốc tế, ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng đang đứng trước yêu cầu phải chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:46 25/04/2025

Tình hình khuẩn Vibrio ngày càng tăng

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn: sự gia tăng nhanh chóng của vi khuẩn Vibrio trong các ao nuôi. Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của tôm và hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Tôm bệnh
• 10:12 24/04/2025

Tôm chết nổi trên mặt nước

Một trong những hiện tượng nghiêm trọng và ám ảnh nhất chính là tôm chết nổi trên mặt nước. Đây không chỉ là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đàn tôm đang bị đe dọa nghiêm trọng, mà còn là lời cảnh báo về một chuỗi vấn đề tiềm ẩn trong quy trình quản lý ao nuôi. Qua bài viết này, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn đã tích lũy được trong quá trình nuôi, nhằm giúp bà con hiểu rõ nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả hiện tượng tôm chết nổi.

Tôm chết
• 10:10 22/04/2025

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu là một công nghệ tiên tiến giúp phát hiện và ngăn ngừa dịch bệnh trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi tôm thâm canh.

Máy đo môi trường
• 10:47 21/04/2025

Cộng đồng mạng thích thú trước món cua Dương Quá độc lạ

Gần đây, cộng đồng mạng (CĐM) không khỏi xôn xao khi một món ăn độc đáo, "cua cùi," trở thành chủ đề nóng được chia sẻ rầm rộ. Với tên gọi nghe có vẻ lạ lẫm, món cua này đã khiến không ít người ngạc nhiên bởi không chỉ là món ăn độc đáo mà còn chứa đựng một câu chuyện thú vị và đầy bất ngờ.

Cua
• 01:29 27/04/2025

Siết chặt quản lý khai thác thủy sản năm 2025

Việt Nam là một trong những quốc gia ven biển có ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ tại khu vực Đông Nam Á.

Tàu cá
• 01:29 27/04/2025

Ảnh hưởng của bọt khí siêu nhỏ lên tôm thẻ chân trắng

Nuôi tôm tại Việt Nam đối mặt với thách thức lớn từ bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Nghiên cứu này đánh giá tiềm năng ứng dụng công nghệ bong bóng nano oxy và ozone trong kiểm soát bệnh, thông qua thí nghiệm so sánh hiệu quả giữa bong bóng thường và bong bóng nano trên tôm thẻ chân trắng. Mục tiêu nhằm tìm giải pháp thay thế kháng sinh, cân bằng giữa hiệu quả diệt khuẩn và an toàn cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:29 27/04/2025

Tình hình nuôi trồng và quy hoạch thủy sản Việt Nam năm 2025

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn tạo ra hàng triệu việc làm và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, trước những thách thức của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và yêu cầu ngày càng cao từ các thị trường quốc tế, ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng đang đứng trước yêu cầu phải chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 01:29 27/04/2025

Cá Mó - Chiến binh bảo vệ rạn san hô

Trong bức tranh sinh thái biển rộng lớn, cá Mó (Parrotfish) không chỉ là một sinh vật biển rực rỡ sắc màu, mà còn là một mắt xích quan trọng giúp bảo vệ và duy trì sự sống cho các rạn san hô. Tuy nhiên, trước thực trạng đánh bắt quá mức và nhận thức chưa đầy đủ từ cộng đồng, loài cá đặc biệt này đang đứng trước nguy cơ suy giảm nghiêm trọng. Việc hiểu rõ vai trò sinh thái của cá Mó là bước đầu tiên để gìn giữ đại dương.

Cá mó
• 01:29 27/04/2025
Some text some message..