Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
Sự phát triển quá mức của tảo gây ảnh hưởng tiêu cực đến tôm

Việc diệt tảo vào ban ngày tưởng chừng hợp lý nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, không chỉ tác động tiêu cực đến sức khỏe tôm mà làm giảm năng suất vụ nuôi. Vì sao việc diệt tảo vào ban đêm lại được khuyến khích hơn?

Lợi và hại của tảo đối với ao tôm

Những loại tảo có lợi như tảo khuê, tảo lục,…sẽ là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn của tôm, chúng đóng vai trò như một hệ thống lọc sinh học trong môi trường nước giúp ổn định các thông số môi trường. Tảo quang hợp và sản sinh ra nguồn O2 dồi dào cung cấp cho tôm, che chắn ánh sáng hạn chế rong đáy phát triển,…

Ngược lại, các loài tảo lam, tảo giáp, tảo mắt,…là những loại tảo có hại trong ao. Vì tảo cũng là thức ăn, mà tôm thì không thể phân biệt được tảo nào có lợi và tảo nào có hại. Khi tôm ăn vào các loại tảo trên có thể bị ngộ độc, mắc các bệnh đường ruột và tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh khác tấn công, gây bệnh nặng hơn. Các tế bào tảo lam, tảo giáp rất dễ bị mắc kẹt trong đường ruột và mang tôm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp và tiêu hóa của tôm.

Khác với tảo khuê và tảo lục khi tảo độc phát triển quá mức sẽ cạnh tranh với tôm nuôi về mặt O2 và dinh dưỡng. Hơn thế nữa là gây ra hiện tượng nở hoa ảnh hưởng tiêu cực đến tôm nuôi.

Tảo nở hoa là nguyên nhân làm tôm mắc các bệnh về đường ruột và gan tụy.

- Hiện tượng tảo nở hoa làm tôm dễ mắc các bệnh về đường ruột nếu ăn phải chúng. Tảo tích tụ trong cơ thể tôm làm tôm yếu đi và dễ mắc các bệnh như phân lỏng, đứt đoạn, phân trắng, tắc nghẽn đường ruột.

- Tảo nở hoa rất nhanh sẽ dẫn đến hiện tượng tảo tàn, quá trình phân hủy xác tảo chiếm rất nhiều oxy của ao và sinh ra độc tố khiến tôm dễ mắc bệnh hoại tử gan tụy.

- Tảo phát triển mạnh làm các yếu tố môi trường biến động lớn, đặc biệt là pH. Quá trình hô hấp vào ban đêm của tảo sẽ hấp thu một lượng lớn O2 trong nước và thải ra một lượng lớn CO2, làm pH giảm thấp. Với điều kiện thiếu oxy và pH thấp làm tôm dễ nổi đầu buổi sáng, hệ miễn dịch của tôm sẽ suy yếu và dễ mắc bệnh. Đồng thời quá trình phân hủy xác tảo cũng làm tăng nồng độ khí độc trong ao.

- Nước phát sáng: Một số loài tảo giáp có tính phát quang, khi nở hoa sẽ phát sáng ảnh hưởng đến tập tính của tôm.

Một số cách cắt tảo 

- Sử dụng đồng sunfat (CuSO4).

- Sử dụng Clorine.

- Cắt tảo bằng vôi.

- Cắt tảo bằng vi sinh.

Nhận biết thời điểm cần cắt tảo

Tảo trong aoLựa chọn thời điểm cắt tảo phù hợp giúp người nuôi hạn chế được nhiều rủi ro

Đầu tiên, nếu muốn tiến hành cắt tảo, người nuôi cần biết nhận biết các dấu hiệu như sau để biết lượng tảo trong ao đã đến thời điểm cần diệt:

- Độ trong của nước dưới 30cm.

- Độ pH buổi chiều hôm nay cao hơn 0,2 so với buổi chiều hôm qua hoặc pH buổi chiều cao hơn pH buổi sáng 0,5.

- Oxy buổi sáng dưới 3 ppm, tôm nổi đầu vào nửa đêm hoặc sáng sớm.

- Tôm có dấu hiệu giảm ăn (canh nhá).

Vì sao nên tiến hành cắt tảo vào ban đêm?

Khi thực hiện cắt tảo nên tiến hành vào ban đêm (khoảng 9h - 11h), bởi vì có 2 nguyên do:

Vào ban ngày, tảo hoạt động mạnh do thực hiện quang hợp hấp thụ khí CO2 tạo ra oxy và năng lượng. Lúc ban đêm, tảo hấp thụ khí oxy để đốt năng lượng dự trữ, giai đoạn này là lúc tảo yếu nhất. Vì vậy, cắt tảo lúc này sẽ giúp diệt được triệt để hơn và ít cực công.

Thêm vào đó, vào ban đêm tôm cũng trở nên ít hoạt động và hô hấp ít hơn, khi đó ta thực hiện các biện pháp cắt tảo vào thời điểm này sẽ hạn chế ảnh hưởng đến tôm, không khiến tôm bị stress hay sốc.

Trong khoảng thời gian này, bà con có thể tiến hành đánh vi sinh diệt tảo bởi đây là thời điểm tảo yếu nhất trong ngày. Vào ban đêm, tảo lấy nitơ hữu cơ từ phân tôm và thức ăn dư thừa để làm chất dinh dưỡng, do đó, việc đánh vi sinh vào thời điểm này sẽ cạnh tranh nguồn dinh dưỡng với tảo khiến tảo bị cắt nguồn thức ăn đột ngột và chết dần. 

Đăng ngày 14/01/2025
Nhất Linh @nhat-linh
Nuôi trồng

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 22:44 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:44 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 22:44 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 22:44 14/01/2025

Thú mỏ vịt chính là loài động vật khiến các nhà khoa học cũng phải bối rối

Thú mỏ vịt (Platypus) từ lâu đã trở thành một chủ đề khiến các nhà khoa học phải trầm trồ và bối rối. Đây là một loài động vật với những đặc điểm kết hợp từ nhiều nhóm sinh vật khác nhau, tạo nên một nghịch lý độc đáo trong giới động vật.

Thú mỏ vịt
• 22:44 14/01/2025
Some text some message..