Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế về hiện tượng cá chết bất thường

Ngày 23/4/2016, tại Hà Tĩnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức cuộc họp với Sở NN&PTNT các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế bàn giải pháp khắc phục hậu quả, khôi phục sản sản sau khi cá chết bất thường từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên- Huế. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn đồng chủ trì cuộc họp.

Bo NN hop

Tham dự cuộc họp có ông Đặng Quốc Khánh, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Lãnh đạo Sở NN&PTNT các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế; đại diện một số cơ quan chuyên môn của Bộ NN&PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường và của tỉnh Hà Tĩnh và một số cơ quan báo đài của Trung ương và địa phương. 

Hiện tượng cá chết bất thường xuất hiện đầu tiên vào ngày 06/4/2016 tại xã Kỳ Lợi, Thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, diễn biến tiếp theo tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Theo kết quả lấy mẫu, phân tích của Cục Thú y, cá chết bất thường không có các biểu hiện của bệnh ở mang và nội tạng, không xuất huyết dưới da, đường ruột. Kết quả phân tích, đánh giá của Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thuỷ sản Miền Bắc và Sở Tài nguyên môi trường cho thấy các thông số môi trường như nhiệt độ, pH, độ muối, độ kiềm, DO, COD, NH3, NH4+, NO2 và H2S, chất rắn lơ lửng, tổng Coliform, phốt pho, thuỷ ngân, Mangan, Sắt tổng số, tổng dầu mỡ đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, nguyên nhân cá chết bất thường có thể do độc tố sinh học, hóa học hoặc yếu tố khác.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đã nhấn mạnh các giải pháp cần thực hiện ngay. Về biện pháp khắc phục hậu quả hiện tượng cá chết bất thường, các địa phương thực hiện nghiêm túc Công văn 3179/BNN-TCTS ngày 21//4/2016 của Bộ NN&PTNT về việc xử lý hiện tượng hải sản chết bất thường tại các tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ và các văn bản hướng dẫn khác cũng như các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Về xác định nguyên nhân hiện tượng cá chết bất thường, Thứ trưởng cho biết, đây là vấn đề phức tạp, cần thiết có thời gian và thận trọng khi kết luận. Cần thực hiện theo đúng phân công của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 2757/VPCP-KTN ngày 22/4/2016, giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ NN&PTNT, Ủy ban nhân dân các tỉnh tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân, đề xuất giải pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Bộ NN&PTNT hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh bị ảnh hưởng trong việc phối hợp với các cơ quan chuyên môn Trung ương xác định nguyên nhân; thu gom, xử lý lượng cá chết không để ô nhiễm môi trường; thống kê thiệt hại, hỗ trợ khôi phục sản xuất, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.” Theo đó, Bộ NN&PTNT tiếp tục phân tích các mẫu và gửi kết quả về Bộ Tài Nguyên và Môi trường để tổng hợp, xác định nguyên nhân cá chết. Thứ trưởng Vũ Văn Tám cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm công bố nguyên nhân cá chết để người dân yên tâm.

Để khôi phục sản xuất, trấn an dư luận giúp người dân yên tâm hơn, đối với việc tiêu thụ sản phẩm, các địa phương căn cứ Công văn 3179/BNN-TCTS giao chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản hướng dẫn người dân phân biệt cá chết bất thường với cá khai thác và cá nuôi; thu gom tiêu hủy cá chết theo qui định, nghiêm cấm làm thực phẩm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi dưới mọi hình thức. Căn cứ kết quả quan trắc môi trường, điều kiện môi trường nuôi, hiện tượng cá còn tiếp tục bị chết hay không của từng địa phương để hướng dẫn người dân khai thác, nuôi trồng thủy sản vào thời điểm phù hợp. Các địa phương khẩn trương thống kê thiệt hại, đề xuất các chính sách hỗ trợ phù hợp, để người dân sớm ổn định cuộc sống.  

Fistenet, 25/04/2016
Đăng ngày 26/04/2016
Công Hiền
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 18:12 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 18:12 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 18:12 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 18:12 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 18:12 25/11/2024
Some text some message..