Bổ sung bí đỏ làm thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

Lê Quốc Việt và cộng sự đã tiến hành thí nghiệm đánh giá khả năng bổ sung bí đỏ làm thức ăn cho tôm thẻ chân trắng. Kết quả báo cáo được đăng trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số 9B (2018).

Bổ sung bí đỏ làm thức ăn cho tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng. Ảnh: Undercurentnew

Khi nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng siêu thâm canh thì tôm thường có màu đỏ nhạt sau khi luộc chín, do tôm không tổng hợp đầy đủ sắc tố, đặc biệt là astaxanthin (Yu et al., 2003). Trong nuôi tôm thẻ chân trắng kết hợp với rong bún (Enteromorpha sp.) và rong mền (Cladophoraceae), sau khi luộc chín tôm có màu đỏ đậm (Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv., 2014). 

Nghiên cứu trước đây của Trần Minh Bằng và ctv. (2016), khi thay thế 10% thức ăn công nghiệp bằng bí đỏ thì cho màu sắc đậm hơn, giảm được chi phí thức ăn, tăng trưởng thấp hơn không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức được cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp. Do đó, nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định lượng bí đỏ bổ sung thích hợp cho sự tăng trưởng, tỷ lệ sống, đồng thời cải thiện màu sắc và chất lượng của tôm nuôi, góp phần xây dựng qui trình nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm.

Thí nghiệm được thực hiện như thế nào?

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Các nghiệm thức bổ sung bí đỏ gồm: 

(1) Chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp (đối chứng); 

(2) Bổ sung bí đỏ 10%; 

(3) Bổ sung bí đỏ 20% 

(4) Bổ sung bí đỏ bằng 30% lượng thức ăn công nghiệp.

Thí nghiệm được bố trí trong hệ thống bể nhựa 250L (thể tích nước 200L) với độ mặn của nước là 15‰, độ kiềm ban đầu là 143,2 mg CaCO3/L và mật độ tôm nuôi 150 con/m3 (30 con/bể 200L). Tôm có khối lượng ban đầu 0,57 g/con. Thời gian thực hiện thí nghiệm là 60 ngày.

Bí đỏ trái tròn được mua tại chợ Hưng Lợi – Thành phố Cần Thơ, bí được băm nhỏ sao cho kích cỡ tương đương với kích cỡ thức ăn và cho ăn theo tỷ lệ thí nghiệm. Đối với các nghiệm thức có bổ sung bí đỏ, thức ăn công nghiệp được cho ăn 3 lần/ngày và bí đỏ cho ăn 1 lần/ngày vào lúc 18h00.

Kết quả:

Như vậy, nhiệt độ và pH trong quá trình thí nghiệm đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển bình thường của tôm nuôi.

Khi bổ sung 10% bí đỏ vào khẩu phần ăn của tôm thì sinh khối của tôm nuôi được cải thiện (1,22 kg/m3) so với chỉ sử dụng thức ăn viên (1,04 kg/m3) và chi phí thức ăn cho 1 kg tôm thương phẩm cũng thấp nhất (37.261 đồng).


Việc bổ sung 10% bí đỏ cho tôm ăn thì màu sắc của tôm nuôi đậm hơn so với chỉ cho cho tôm ăn thức ăn viên. Tuy nhiên, thành phần sinh hóa của tôm không khác biệt so với nghiệm thức đối chứng.

Kết quả cho thấy khi bổ sung 10% bí đỏ làm thức ăn cho tôm thẻ thì chất lượng của tôm nuôi được cải thiện và cũng giảm chi phí sử dụng thức ăn. Do đó, có thể bổ sung bí đỏ thay thế 10% lượng thức ăn viên để cho tôm thẻ chân trắng ăn trong nuôi thương phẩm, nhằm cải thiện năng suất, màu sắc và làm giảm giá thành sản xuất.

Tác giả: Lê Quốc Việt*, Trần Minh Phú và Trần Ngọc Hải
DOI:10.22144/ctu.jvn.2018.185
Đăng ngày 31/05/2019
Nguyên liệu

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 10:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 10:01 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:01 17/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:01 17/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 10:01 17/12/2024
Some text some message..