Bổ sung bột bí ngô vào thức ăn thủy sản

Một nỗ lực tiên phong gần đây của các nhà khoa học Ấn Độ đã được thực hiện để chứng minh tác động của việc bổ sung chế độ ăn có chứa bột bí ngô để tăng cường sự sống, đáp ứng miễn dịch cá nhằm chống lại A. hydrophila.

Bổ sung bột bí ngô vào thức ăn thủy sản
Bột bí ngô làm nguyên liệu thức ăn thủy sản. Ảnh Internet

Ứng dụng bột bí ngô làm nguyên liệu thức ăn

Hiện nay, bí ngô được sử dụng rộng rãi như một chất trị liệu và phụ gia thức ăn gia súc. Chúng có đặc tính tăng cường khả năng phát triển, cải thiện hệ thống miễn dịch, kháng khuẩn, kích thích sự thèm ăn và đặc tính chống stress.

Sản phẩm phụ của chúng chứa các hợp chất phenolic, polyphenolic, alkaloid, quinone, terpenoid, lectine và polypeptide, nhiều trong số đó là các chất thay thế hiệu quả đối với kháng sinh, hóa chất, vắc-xin và các hợp chất tổng hợp khác. Ngoài ra, bí ngô còn rất chất dinh dưỡng dùng cho thức ăn gia súc.

Bí ngô (Cucurbita mixta) từ lâu đã được sử dụng làm nguồn dinh dưỡng, hạt bí chứa nhiều axit béo thiết yếu như axit palmitic, oleic, linoleic và steric cũng như axit arginine và glutamic. Sự kết hợp của toàn bộ cây hoặc các bộ phận (lá, rễ hoặc hạt) cùng với các hợp chất khác trong thức ăn gia súc tăng đáng kể hiệu quả tăng trưởng, đáp ứng miễn dịch bẩm sinh, và sự đề kháng của bệnh ở cá và nhuyễn thể.

Tác dụng bột bí ngô trong thức ăn thủy sản

Tác động của thức ăn bổ sung bột bí ngô lên hiệu quả tăng trưởng, phản ứng miễn dịch và tính kháng bệnh trong cá rô phi chống lại Aeromonas hydrophila đã được thử nghiệm đánh giá bởi các nhà khoa học Ấn Độ.

Nghiên cứu trên Cá rô phi (Oreochromis mossambicus) được cho ăn thức ăn có bổ sung 2g/kg TĂ-1, 4 gam/kgTĂ-1 và 6 g/kg TĂ, thức ăn bột bí ngô trong thời gian 4 tuần. Các kết quả cho thấy chế độ ăn có bổ sung bột bí ngô ở 4g/kg và 6g/kg làm tăng tỷ lệ sống sót, tăng trọng (WG), tỷ lệ hiệu quả protein (PER) SGR), tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) và hiệu quả sử dụng thức ăn (FE) đáng kể (P <0,05) so với đối chứng.

Thức ăn hỗn hợp được bổ sung bột bí ngô giúp tăng cường đáng kể hoạt tính bào mòn, hoạt động hô hấp, và hoạt động lysosome trong cá nhiễm bệnh ở mức 4g kg -1 và 6g / kg trong  2 – 4 tuần. Tỷ lệ chết tích lũy thấp hơn ở cá ăn 4g/kg và 6g/ kg (15% và 18%) so với 2/g kg (26%).

Bổ sung bí ngô vào thức ăn thủy sản, thức ăn thủy sản, nguyên liệu thức ăn thủy sản

Tỷ lệ tăng trưởng của cá ở 4 nghiệm thức (Sự khác biệt đáng kể (P <0,05) được biểu thị bằng dấu hoa thị)

 

Bổ sung bí ngô vào thức ăn thủy sản, thức ăn thủy sản, nguyên liệu thức ăn thủy sản

Hoạt tính kiển soát vi khuẩn A.hydrophila ở 4 nghiệm thức (Sự khác biệt đáng kể (P <0,05) được biểu thị bằng dấu hoa thị)

Bổ sung bí ngô vào thức ăn thủy sản, thức ăn thủy sản, nguyên liệu thức ăn thủy sản

Hoạt tính Lysozyme của cá rô phi ở 4 nghiệm thức (Sự khác biệt đáng kể (P <0,05) từ sự kiểm soát được biểu thị bằng dấu hoa thị)

Bổ sung bí ngô vào thức ăn thủy sản, thức ăn thủy sản, nguyên liệu thức ăn thủy sản

Tỷ lệ tử vong của cá rô phi ở 4 nghiệm thức (Sự khác biệt đáng kể (P <0,05) từ sự kiểm soát được biểu thị bằng đồ thị)

Kết luận

Trong nuôi trồng thuỷ sản, việc áp dụng y học cổ truyền là thuận lợi hơn để khắc phục những hạn chế trong hóa trị liệu truyền thống; Do đó việc sử dụng các chất bổ sung khoáng chất thiên nhiên hoặc thảo dược có các nguyên tắc hoạt động đa chức năng có thể là những lựa chọn lý tưởng.

Trong nghiên cứu này, một nỗ lực tiên phong đã được thực hiện để chứng minh tác động của việc bổ sung chế độ ăn có chứa bột bí ngô để tăng cường sự sống, đáp ứng miễn dịch cá nhằm chống lại A. hydrophila. là một hướng đi quan trọng trong quản lý nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là ở các trại nuôi thâm canh hoặc nuôi bán thâm canh, và hứa hẹn cho việc tăng sản lượng cá. 

Nguồn: Sciencedirect

Tác giả nghiên cứu: Theo Mohamed Saiyad Musthafa, Abdul Rahman Jawahar Ali, Meenatchi Sundaram Arun Kumar, Bilal Ahmad Paray, Mohammad K. Al-Sadoon, Chellam Balasundaram, Ramasamy Harikrishnan 

Đăng ngày 29/08/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 09:46 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 09:46 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 09:46 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 09:46 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 09:46 18/11/2024
Some text some message..