Bổ sung Polyphenol để cải thiện sức khỏe cá trắm cỏ

Nghiên cứu cho thấy Polyphenol chiết xuất từ quả táo có khả năng tăng cường miễn dịch và kháng lại mầm bệnh trên cá trắm cỏ.

cá trắm cỏ
Cá trắm cỏ. Ảnh:solitudelakemanagement.

Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) thuộc họ Cá chép (Cyprinidae) là loài cá truyền thống, giá trị kinh tế cao, thịt cá trắm cỏ thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Để đảm bảo cho việc nuôi cá trắm cỏ thành công thì công tác quản lý dịch bệnh trên cá trắm cỏ và biện pháp phòng trị bệnh đóng vai trò quan trọng. Một số bệnh thường gặp trên cá trắm cỏ như: bệnh đen đầu, đen thân, tuột vảy, xuất huyết trên cá trắm cỏ… gây rất nhiều khó khăn cho ngừời nuôi. Do đó, nghiên cứu chất chiết từ thảo dược là một phương pháp tối ưu trong biện pháp phòng chống và tăng cường miễn dịch cho cá.

Các hợp chất Polyphenol chiết xuất từ táo và các loài thực vật khác có hoạt chất sinh học chống oxy cực mạnh, giúp hạn chế hiệu quả stress nhiệt và stress oxy hóa ở vật nuôi. Nhiều nghiên cứu chứng minh, bổ sung Polyphenol là một biện pháp hiệu quả làm giảm tác hại do stress gây ra cho vật nuôi. 

Trong quá trình nuôi, cá trắm cỏ phải đối mặt với nhiều yếu tố kích hoạt stress như môi trường sống, tình trạng miễn dịch, bệnh tật, sự oxy hóa tế bào,... tất cả đều tác động xấu đến sức khỏe cá nuôi và năng suất vụ nuôi. Đặc biệt sẽ làm suy yếu chức năng miễn dịch, khiến vật nuôi dễ bị nhiễm nhiều mầm bệnh hơn, giảm lượng ăn vào, giảm năng suất tăng trưởng, thậm chí tăng tỷ lệ chết. Ngoài ra chúng còn ảnh hưởng đến chất lượng thịt, vì nó có thể tác động xấu đến màu sắc, tính đàn hồi và độ pH của thịt.

táo
Polyphenol chiết xuất từ táo có hoạt chất sinh học chống oxy cực mạnh, giúp hạn chế hiệu quả stress. Ảnh: pixel2013.

Polyphenol được biết đến với lợi ích cải thiện khả năng chống oxy hóa và phản ứng viêm ở người nhưng phản ứng tích cực và cơ chế cơ bản của chúng vẫn chưa được thiết lập rõ ràng ở cá. 

Do đó, một thử nghiệm cho ăn kéo dài 60 ngày đã được tiến hành để khám phá tác dụng của polyphenol trong táo (AP) đối với việc cải thiện sức khỏe của cá trắm cỏ. Cá được cho ăn với khẩu phần đạm thực vật có bổ sung 0, 1, 5 và 10g polyphenol trong táo/kg thức ăn. 

Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung polyphenol trong táo 5g/kg thức ăn cho thấy tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các nghiệm thức còn lại, tuy nhiên bổ sung polyphenol trong táo với lượng 10g/kg cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá thấp hơn so với các nhóm khác. 

Chế độ ăn bao gồm polyphenol trong táo thể hiện tác dụng bảo vệ gan thông qua giảm hoạt động của alanin aminotransferase huyết thanh, aspartate aminotransferase và γ-glutamyl transaminase (P <0,05), và tác dụng hạ cholesterol máu. 

Bổ sung polyphenol trong táo đã cải thiện tình trạng chống oxy hóa cao thể hiện ở các thông số chống oxy hóa trong huyết thanh và mô ruột, tiếp theo là giảm hàm lượng malondialdehyde (P  <0,05). 

Khả năng chống oxy hóa được cải thiện bởi polyphenol trong táo thông qua kích hoạt Nrf2, và biểu hiện quá mức của catalase và đồng/kẽm superoxide dismutase ( P <0,05). 

cá trắm cỏ

Chế độ ăn bao gồm polyphenol trong táo thể hiện tác dụng bảo vệ gan trên cá trắm cỏ. Ảnh: Fisheries and Oceans Canada.

Ngoài ra, việc bổ sung polyphenol trong táo tạo ra tác dụng chống viêm thông qua việc ức chế con đường tín hiệu TLR4, theo sau là sự giảm đáng kể trong quá trình phiên mã của các cytokine gây viêm như IL-1β, IL-6 và TNF-α ( P <0,05). Sau đó, sự tăng cường chức năng hàng rào ruột đã được quan sát thấy ở các nhóm dùng polyphenol trong táo với lượng 1g, 5g và 10g về biểu hiện quá mức của các protein tiếp giáp như ZO-1, ZO-2, ZO-3 và Occludin ( P  <0,05). 

Những kết quả này cho thấy Polyphenol trong táo thể hiện những tác động có lợi đối với sức khỏe của cá trắm cỏ thông qua việc cải thiện khả năng chống oxy hóa, ức chế phản ứng viêm và tăng cường chức năng hàng rào đường ruột. Nhìn chung, liều lượng polyphenol trong táo tối ưu cho cá trắm cỏ là 5 g / kg khẩu phần. Bổ sung Polyphenol trong táo giúp tiết kiệm một phần chi phí nhưng vẫn duy trì hoặc cải thiện hơn nữa chất lượng thịt, giúp tăng lợi nhuận kinh tế cho người chăn nuôi.

References: G. Yang, R. Yu, S. Geng, et al., Apple polyphenols modulates the antioxidant defense response and attenuates inflammatory response concurrent with hepatoprotective effect on grass carp (Ctenopharyngodon idellus) fed low fish meal diet, Aquaculture (2020), https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2020.736284

Đăng ngày 07/07/2021
Như Huỳnh
Nguyên liệu

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 10:23 20/01/2025

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 02:17 23/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 02:17 23/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 02:17 23/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 02:17 23/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:17 23/01/2025
Some text some message..