Bổ sung taurine hỗ trợ thay thế bột cá

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đến từ Brazil và Bồ Đào Nha cho thấy vai trò của bổ sung taurine để hỗ trợ việc sử dụng chế độ ăn thực vật trong nuôi cá và thúc đẩy tăng trưởng trên cá. Nhóm đã xuất bản tác phẩm của mình trong tạp chí Aquaculture.

Bổ sung taurine hỗ trợ thay thế bột cá
Taurine nguyên liệu hữu dụng trong thức ăn thủy sản

Nghiên cứu của các nhà khoa học nhằm đánh giá tiềm năng bổ sung methionine và taurine như một chất dinh dưỡng nhằm hạn chế sự giảm hiệu suất tăng trưởng khi sử dụng chế độ ăn ít bột cá trên cá cá lù đù vị thành niên.

Hiệu quả của việc bổ sung taurine và methionine vào chế độ ăn thực vật dựa trên protein thực vật được đánh giá hiệu suất tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, thành phần cơ thể cá, và các hoạt động enzyme chuyển hóa đã được đánh giá. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng việc bổ sung taurine trong chế độ ăn uống đã thúc đẩy cả tăng trưởng và sử dụng thức ăn, tuy nhiên, không có ảnh hưởng nào được nhìn thấy từ một trong hai mức bổ sung methionine. Báo cáo trước đây cho thấy Taurine giúp cơ thể lươn đồng tăng cường các đáp ứng miễn dịch một cách hữu hiệu, đồng thời chống lại các yếu tố bất lợi từ môi trường một cách hiệu quả khi thời tiết khô hạn.

Bổ sung methionine trong chế độ ăn uống không hiệu quả để vượt qua mức taurine giảm trong chế độ ăn dựa trên thực vật và do đó taurine nên được kết hợp trong chế độ ăn dựa trên protein thực vật, như một chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho việc giảm các tác động hạn chế tăng trưởng của chế độ ăn thực vật trên cá lù đù.

Tại sao bổ sung taurine và methionine?

Cá nuôi có thể thích nghi với các loại thức ăn khác nhau, một số nghiên cứu đã tập trung vào sự linh hoạt đó để cải thiện hiệu suất của cá và sử dụng chất dinh dưỡng trong sản xuất nuôi trồng thủy sản.

Giảm việc sử dụng bột cá trong chế độ ăn thường được coi là một cách để cắt giảm chi phí và cải thiện tính bền vững của chế độ ăn uống cũng như sự bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản. Taurine được bổ sung vào thức ăn của các loài cá ăn thịt, chẳng hạn như cá hồi sẽ làm giảm áp lực khai thác các loài cá nhỏ hơn (trong chuỗi thức ăn) như cá cơm hoặc cá trích. 

Tuy nhiên, cá ăn thịt có nhu cầu protein cao và chỉ chọn nguyên liệu có thể được sử dụng để cung cấp thành phần thức ăn thay thế. Các thành phần thay thế cần phải có cấu trúc axit amin cân bằng, hàm lượng protein và khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng cao.

Việc sử dụng các protein thực vật trong chế độ ăn của cá ăn thịt có thể thay đổi sự chuyển hóa trao đổi chất của chúng, bao gồm cả cách chúng sử dụng protein và carbohydrates. Việc thêm các amino acid kết tinh có thể cân bằng protein thực vật và cải thiện hiệu suất tăng trưởng của cá.

Methionine là một acid amin thiết yếu trong chế độ ăn cá còn Taurine có mặt ở mức độ cao trong bột cá nhưng có thể thiếu protein thực vật.

Axit amin có liên quan đến một số quá trình sinh lý và do đó ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá. Một số loài cá có khả năng tổng hợp số lượng taurine từ các axit amin, tuy nhiên không phải tất cả các loài cá đều có thể đáp ứng nhu cầu của nó theo cách đó.

Khả năng hạn chế tổng hợp taurine trong cá có thể áp đặt một sự cần thiết phải bổ sung chế độ ăn uống với axit amin này khi hàm lượng của chúng trong thức ăn không đủ, Công việc gần đây đã chỉ ra rằng bổ sung taurine để nuôi cá khi thay thế bột cá là thật sự cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng ở một số loài cá.


Nguồn ảnh: cloudfront.net

Meager là một loài cá ăn thịt ở biển được quan tâm để phát triển trong các hệ thống nuôi ở Địa Trung Hải, Nó là một loại cá phát triển nhanh, đã được người tiêu dùng chấp nhận và đã thấy sự gia tăng trong sản xuất toàn cầu. Tuy nhiên các thử nghiệm thức ăn mới trong nuôi loài cá này vẫn còn rất hạn chế.

Phương pháp và vật liệu

Bốn chế độ ăn kiêng được thiết kế để sử dụng trong thời gian 65 ngày. Các chế độ ăn bao gồm 820g protein thực vật /kg và 180g bột cá /kg với methionine ở 7.5 hoặc 10g/kg thức ăn và 2 chế độ ăn có hoặc không có taurine bổ sung ở 10g/ kg thức ăn.

Chế độ ăn ở dạng viên đã được sử dụng. Cá được đánh giá về hiệu suất tăng trưởng và hoạt động của các enzyme chuyển hóa ở gan.

Cá được cân vào lúc bắt đầu và kết thúc thử nghiệm, mẫu cá được thu thập vào cuối thử nghiệm để kiểm tra thành phần cơ, nội tạng. Hepatosomatic (HSI) và chỉ số nội tạng (VI) và gan được thu thập để phân tích. 


Taurine bổ sung đã cải thiện tất cả các thông số tăng trưởng. Ảnh: 4 Gauge

Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng bổ sung chế độ ăn uống của 10g taurine /kg thức ăn là một chiến lược dinh dưỡng hiệu quả để giảm thiểu tác động hạn chế tăng trưởng khi thay thế bột cá.

Tăng methionine trong chế độ ăn uống từ 7,5 đến 10g không ảnh hưởng đến hiệu suất tăng trưởng cho thấy rằng trong điều kiện thí nghiệm hiện tại, nhu cầu methionine trong chế độ ăn của cá lù đù không có tác dụng.

Cá nhận được chế độ ăn bổ sung taurine đã giảm lượng thức ăn hàng ngày, cải thiện chuyển đổi thức ăn và tăng tỷ lệ hiệu quả protein đồng thời khả năng dự trữ lipid, năng lượng và nitơ cũng cao hơn.

Bổ sung chế độ ăn uống của taurine và methionine không ảnh hưởng đến chỉ số hepatosomatic, gan và toàn bộ thành phần cơ thể của cá lù đù, cho thấy 2 acid amin này an toàn để bổ sung cho cá.

Báo cáo này cung cấp thêm bằng chứng vững chắc cho vai trò của taurine trong nuôi trồng thủy sản góp phần mở rộng ứng dụng của nó trong thực tế hiện nay khi FDA đã phê chuẩn taurine được phép dùng trong chế biến thức ăn dành cho động vật thủy sản. Điều này giúp cho người nuôi thủy sản có thêm nhiều lựa chọn hơn, đồng thời cũng giúp ngành nuôi cá giảm bớt sự phụ thuộc vào các loài cá khác để làm thức ăn nuôi cá.

Nguồn: Aquaculture

Nhóm nghiên cứu: Lorena de Moura, Alexandre Diógenes, Daniel Campelo, Fernanda de Almeida, Pedro Pousão-Ferreira, Wilson Furuya, Aires Oliva-Teles, Helena Peres.

Đăng ngày 22/08/2018
VĂN THÁI (Lược dịch)
Nguyên liệu

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 15/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 09:57 15/04/2024

Nên dùng thảo dược nào cho tôm thẻ?

Tập trung tìm kiếm các giải pháp thay thế từ tự nhiên, đó chính là thảo dược!

Thảo dược
• 08:00 10/04/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:44 29/03/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 20:11 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 20:11 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 20:11 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 20:11 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 20:11 18/04/2024