Bổ sung tinh dầu bạc hà giúp tăng tỷ lệ sống của cá rô phi

Các nhà nghiên cứu cho biết việc bổ sung tinh dầu bạc hà vào thức ăn của cá rô phi nuôi có thể giúp tăng hiệu suất và khả năng sống của cá trước những thách thức mầm bệnh.

Bổ sung tinh dầu bạc hà giúp tăng tỷ lệ sống của cá rô phi
Cá rô phi. Ảnh: gettyimages

Các nhà nghiên cứu ở Brazil đã đánh giá việc sử dụng tinh dầu bạc hà Âu(Mentha Piperita) trong chế độ ăn của cá rô phi (Oreochromis niloticus) khi cá đối mặt với thách thức mầm bệnh, kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Aquaculture.

Một trong những lý do chính dẫn đến thiệt hại trong trong quá trình sản xuất cá rô phi là do nhiễm trùng từ Streptococcus spp – tác nhân gây bệnh xuất huyết lồi mắt trên cá rô phi. Bệnh xuất hiện gây tổn thất lớn, tỷ lệ chết lên tới 60 - 100%. Cá bị bệnh thường bỏ ăn nên khó đưa thuốc điều trị vào cơ thể. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung chế độ ăn với tinh dầu bạc hà Âu M. piperita lên các thông số miễn dịch của cá rô phi sau khi thử thách với vi khuẩn gây bệnh S. agalactiae.

Tại sao cho cá ăn tinh dầu bạc hà Âu?

Tinh dầu được lấy từ nguyên liệu thực vật và có các hoạt động kháng khuẩn, chống oxy hóa, kháng vi rút, kháng nấm và có thể thay thế việc sử dụng kháng sinh để điều trị và dự phòng trong trại cá.

 

Ảnh: Freepik

Peppermint, hay còn gọi là mentha piperita, thường được sử dụng trong thuốc và thực phẩm. Nó được coi là có tác dụng có lợi đối với các hoạt động điều hòa miễn dịch, tiêu hóa và tiềm năng trong phòng trị bệnh. 

Bạc hà Âu (Mentha piperita) là một loại cây thuộc họ Lamiaceae, thân vuông, mọc đứng hay mọc bò, cao 30– 50 cm, có khi lên đến 1m, có rễ mọc ra từ các đốt. Toàn cây chứa tinh dầu trong có L-menthol 65 – 85%, menthyl acetat, L-menthon, L- a-pinen, L- limonen. Đây cũng là những hoạt chất kháng khuẩn mạnh, có tác dụng dược lý cao. 

Những nghiên cứu trước đây với tinh dầu này đã khám phá các đặc tính chống vi trùng và các hợp chất chống lại mầm bệnh kháng thuốc. Tinh dầu bạc hà Âu có tác dụng chống lại cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm, chúng hoạt động hiệu quả cao hơn đối với vi khuẩn gram dương. Tinh dầu này cho thấy hoạt động kháng khuẩn chống lại vi khuẩn S. agalactiaeA. hydrophila. Ngoài ra việc phương pháp ngâm cá trong dung dịch có chứa tinh dầu của Tiêu hương thảo và Bạc hà Âu cũng giúp phòng trị sán lá đơn chủ trên cá rô phi nuôi.

Bổ sung bạc hà Âu và thử thách vi khuẩn gây bệnh

Trước khi thử nghiệm cho ăn, tinh dầu được chiết xuất từ lá cây bạc hà âu M. piperita thu thập bằng phương pháp chưng cất thủy phân sau đó xác định nồng độ ức chế tối thiểu.

Bổ sung với tinh dầu bạc hà Âu với hàm lượng 0,25%, so sánh với 0,075%; 0,125% và nhóm cá không bổ sung tinh dầu. Trong các thử nghiệm cho ăn và thử thách gây bệnh, 300 con cá rô phi Nile đã được cho ăn một trong các chế độ ăn trong thời gian 50 ngày. 

Các nhà nghiên cứu cho biết cá đã được cân cứ sau 15 ngày. Sau thời gian cho ăn 50 ngày cá từ mỗi chế độ ăn được thu hoạch để phân tích miễn dịch.

Sau thời gian cho ăn, những con cá còn lại sẽ được thử thách với vi khuẩn gây bệnh Streptococcus agalactiae. Cá rô phi được theo dõi trong bảy ngày để theo dõi tỷ lệ tử vong và các dấu hiệu lâm sàng của bệnh. 

Kết quả: Cá trong chế độ ăn với 0,25% tinh dầu có xu hướng có trọng lượng cuối cùng cao hơn và dài hơn một chút. Cá nhận được chế độ ăn bổ sung 0,25% có chỉ số miễn dịch máu cao hơn so với cá trong chế độ ăn không bổ sung tinh dầu.

Trong thử thách gây bệnh cá nhận với chế độ ăn bổ sung tinh dầu có tỉ lệ chết thấp chỉ 26,11% trong khi đó nhóm đối chứng tỉ lệ chết 91%. Tỷ lệ tử vong của cá giảm dần khi tăng lượng tinh dầu bạc hà bổ sung vào chế độ ăn.

Sự sống sót của cá là rất cao với chế độ ăn bổ sung. Cá rô phi O. niloticus cho ăn tinh dầu bạc hà Âu với hàm lượng 0,25% cho thấy tỷ lệ sống cao hơn đáng kể sau khi thử thách so với cá được nuôi bằng chế độ ăn khác. Điều này cho thấy bạc hà Âu giúp tăng sự sống sót của cá rô phi trước thách thức mầm bệnh giúp cá làm tăng sức đề kháng chống lại mầm bệnh gây xuất huyết lồi mắt.

Nhóm nghiên cứu: L. Silva, U. Pereira, H. de Oliveira, E. Brazil, S. Pereira, E. Chagas, G. Jesus, L. Cardoso, J. Mouriño, M. Martins. DOI: published online before print: 10.1016/j.aquaculture.2019.03.035
Đăng ngày 03/05/2019
VĂN THÁI (Lược dịch)
Nguyên liệu

Đầu ra cho ốc hương thương phẩm hiện nay

Ốc hương thương phẩm là mặt hàng thủy hải sản có giá trị kinh tế cao, được ưa chuộng ở cả nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, đầu ra của ốc hương không ổn định luôn là vấn đề khiến người nuôi lo lắng.

Thu hoạch ốc
• 11:36 15/09/2023

Những lưu ý khi sử dụng thức ăn đạm cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Nhiều quan điểm khác nhau, liên quan sử dụng hàm lượng đạm trong thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng. Dù có khác nhau về quan điểm, thì đích đến của vấn đề vẫn là mục tiêu tối ưu hoá sử dụng thức ăn, sao cho đáp ứng tối đa nhu cầu Protein (đạm) của tôm.

Tôm thẻ
• 11:32 14/09/2023

Sử dụng hay lạm dụng kháng sinh trong thủy sản

Mặc dù trong nuôi trồng thủy sản, bắt buộc người nông dân phải sử dụng một số loại kháng sinh để phòng bệnh cho tôm, cá. Tuy nhiên, người nuôi phải sử dụng đúng liều lượng. Bởi nếu vượt mức cho phép, có thể gây ra một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và chất lượng thủy sản không đạt tiêu chuẩn.

Kháng sinh
• 10:30 09/09/2023

Việt Nam nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn thức ăn thủy sản do thiếu nguồn cung

Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu về lĩnh vực thức ăn dành cho nuôi biển nhưng chỉ tập trung chủ yếu vào cá biển chứ chưa có thức ăn dành cho những vật nuôi khác. Do thiếu thức ăn phục vụ nuôi biển, nên hàng năm nước ta phải nhập khẩu từ 180.000 - 200.000 tấn thực phẩm dành cho ngành thuỷ sản từ các thị trường như Đài Loan, Thái Lan...

Nuôi trồng thủy sản
• 12:55 08/09/2023

Hiệu quả của chế phẩm tự nhiên trong việc chống vi khuẩn gây bệnh cho tôm

Thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi để chống lại mầm bệnh vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio ở tôm. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh có những nhược điểm lớn đó là lượng kháng sinh tồn dư trong thủy sản thành phẩm, tính kháng thuốc giữa các vi khuẩn và mầm bệnh.

Tôm bệnh
• 15:17 28/09/2023

Cá lớn ngày càng nhỏ đi và cá nhỏ ngày càng lớn hơn

Nghiên cứu mới chỉ ra cá lớn đang ngày càng nhỏ hơn và cá bé đang ngày càng lớn hơn. Điều gì sẽ xảy ra?

Cá biển
• 15:17 28/09/2023

Việt Nam: Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chưa có sự đột phá?

Nhu cầu nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm của Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ sau khi mở cửa vào đầu năm 2023. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có quyền kỳ vọng nhập khẩu thủy sản tăng trưởng tại thị trường “tỷ dân” này.

Sơ chế tôm
• 15:17 28/09/2023

Nuôi tôm 3 giai đoạn là gì? Những lưu ý cần thiết cho từng giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên mô hình này chỉ thực sự phổ biến tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Do đó, vẫn còn nhiều người băn khoăn rốt cuộc nuôi tôm 3 giai đoạn là như thế nào?

Mô hình nuôi tôm
• 15:17 28/09/2023

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá đem lại thu nhập bền vững

Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 134 km, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy sản lợ mặn.

Nuôi ghép tổng hợp
• 15:17 28/09/2023