Bỏ tiền triệu săn rồng đất

Dường như chưa thỏa đam mê với những chăm sóc mang tính ảo, giới trẻ đổ xô săn lùng “rồng đất” thật để được nhìn tận mắt, sờ tận tay. Đây là thú chơi "độc" của giới trẻ Hà thành những ngày cận Tết.

Rồng đất rất thông minh nên được huấn luyện sẽ tỏ ra gần gũi với người.
Rồng đất rất thông minh nên được huấn luyện sẽ tỏ ra gần gũi với người.

Rồng đất bước ra đời thực

Mê trò chơi nuôi rồng đất trong thế giới ảo, Trung Dũng (Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội) quyết định săn tìm bằng được loài có thật để được tận tay chăm sóc, vuốt ve loài thú cưng độc đáo mà mình yêu thích từ lâu.

Lần theo số điện thoại 0919199xxx của một người chuyên cung cấp, Trung Dũng nhanh chóng sở hữu một chú rồng đất màu cam rất "bắt mắt".

Thông qua Dũng, một người kinh doanh rồng đất cho biết: "Tôi chuyên cung cấp rồng cảnh chứ không phải rồng dành cho các quán nhậu. Trọng lượng những chú rồng cảnh thường rất nhỏ nhắn, trên dưới 300gr. Vì là vật nuôi chơi nên giá trị của chúng nằm ở màu sắc. Với những con màu da sáng như vàng, xanh... sẽ "hút" khách hơn những con có màu da tối.

Đặc biệt với những loài rồng có màu da được biến hóa liên tục để ngụy trang như tắc kè hoa được giới "dân chơi" săn lùng ráo riết. Nhiều người sẵn sàng chi tiền triệu để sở hữu được chúng".

Theo Trung Dũng, khi "chơi" rồng thật, đẳng cấp của người nuôi còn phụ thuộc vào... gai rồng.

Gai rồng nằm dọc sống lưng, kéo dài đến tận đuôi. Khi tức giận hay chuẩn bị giao chiến, rồng đất sẽ phùng mang mà dựng gai tua tủa để tự vệ.

Một con rồng đất chuẩn thì gai nhiều, đều nhau và không bị gãy. Cũng như lớp da bên ngoài, gai rồng cũng ăn theo sự biến đổi màu sắc kỳ ảo đó nên nhiều người nuôi loài thú cưng này thấy thú vị ở chỗ bình thường thì rất hiền lành, khi "cáu giận", hình dáng bên ngoài của rồng biến đổi nhanh chóng, rất gớm ghiếc.

Một chủ mối cung cấp rồng đất online cho biết: "Bí quyết chọn rồng đẹp là nên chọc cho chúng... tức giận. Lúc đó toàn thân sẽ bung gai còn màu sắc giữ nguyên bản hay tần suất biến hóa của màu sắc sẽ chứng minh được điều đó".

Người này còn nói vui, chính đặc điểm làm cảnh này của rồng đất khiến một số lượng lớn loài này thoát khỏi sự "tàn sát" của các quán nhậu. Bởi đây là loài "kỳ tôm" thuộc họ nhông, gồm rắn mối, kỳ đà, tắc kè, kỳ nhông, con dông... từ lâu được nhiều quán đặc sản săn lùng.

"Khác với các loại thú cưng khác như chó, mèo... các công đoạn chăm sóc rất phức tạp và tốn kém về tiền bạc lẫn thời gian của người nuôi. Loài rồng đất vốn là động vật hoang dã, có tính đề kháng cao nên rất "tự lập" - Trung Dũng nháy mắt tinh nghịch nói.

Trái với hình dáng bên ngoài trông khá hung hãn nhưng bản tính của loài vật này rất hiền. Người nuôi chỉ cần trang bị cho chúng một chiếc lồng, đồ chơi là cát để chúng đào bới, một cành cây để leo trèo, tắm nắng, còn thức ăn chỉ là côn trùng.

Loạn giá rồng đất

Vốn là loài sống hoang dã nên rồng đất xuất hiện hầu hết tại các nước trên thế giới. "Nơi đâu có rừng nguyên sinh, sa mạc là nơi đó có rồng đất" - người bán cho biết.

Rồng đất có màu xanh phổ biến nhưng sẽ biến đổi màu linh hoạt khi gặp nguy hiểm hay tức giận.

Rồng đất có màu xanh phổ biến nhưng sẽ biến đổi màu linh hoạt khi gặp nguy hiểm hay tức giận.

Tại Việt Nam, rồng đất được nhập từ nhiều địa chỉ khác nhau. Dân chơi đẳng cấp thường "sính" nguồn rồng từ Nam Mỹ, Úc... được nhập cảnh về theo đường Trung Quốc, Malaysia.

Đặc biệt đối với loài rồng Úc, do đặc điểm môi trường sinh sống ở sa mạc nắng nóng nên khi được nuôi trong môi trường nhiều độ ẩm, khí hậu biến đổi thất thường như miền Bắc Việt Nam rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Nhẹ thì "hắt hơi, chảy nước mũi", nặng thì tiêu hóa trở nên trì trệ dẫn đến kém ăn rồi chết.

Vì vậy, đi kèm với hệ thống lồng, chuồng nhất định, người nuôi phải có đèn chuyên dụng có tia UVA, UVB để chăm sóc rồng. Đồng thời với đặc điểm biến nhiệt nên những loại đèn chiếu nhiệt này còn trợ giúp rồng tiêu hóa thức ăn hàng ngày một cách tốt nhất.

Loài rồng Úc nếu được nuôi trong môi trường phù hợp thường khỏe hơn các loài rồng được sinh trưởng ở nơi khác. Lớp da bên ngoài cũng vì thế mà dày dặn, xù xì hơn, khả năng biến hóa màu sắc cũng "nhạy" hơn rất nhiều.

Riêng nguồn hàng nhập ngoại này chỉ khi có khách yêu cầu và đặt tiền trước, anh mới dám nhập về. Bởi ngoài giá trị thực tế của con rồng thì chi phí vận chuyển bằng đường hàng không đã "ngốn" của người bán một số tiền không nhỏ.

Mỗi con rồng Úc, Nam Mỹ... "xịn" có giá không dưới 15 triệu đồng nên chỉ có dân chơi đẳng cấp mới dám mua. Loài rồng này phần lớn màu xanh biếc, đặc biệt rất thông minh, chỉ cần người nuôi chịu khó huấn luyện trong một thời gian là có thể "đáp lễ" lại chủ nhân bằng những hành động đơn giản như vội chạy đến khi chủ ra hiệu vẫy tay.

Vì nhiều lý do khác nhau nên nguồn rồng từ những nước trên không thể nhập cảnh thẳng về Việt Nam mà phải qua trạm trung chuyển như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia... nên việc trà trộn hàng nhái là điều không tránh khỏi.

Anh Phi Long, một dân chơi rồng đất có kinh nghiệm ở Hà thành bật mí: "Về cơ bản loài rồng được sinh trưởng ở Úc, Mỹ... nhưng được đưa về Trung Quốc nuôi dưỡng theo kiểu "gà công nghiệp" từ lúc còn non. Do không có thời gian thích nghi khí hậu khắc nghiệt cũng như môi trường hoang dã nên sức đề kháng cũng kém hơn.

Hơn nữa sự tinh, nhạy của nó cũng không bằng loài rồng có nguồn gốc tự nhiên nên kể cả khi bị chọc giận thì tính tự vệ bộc lộ cũng kém phần dữ dội. Loài rồng đất này có thể tìm mua ở các cửa hàng bán sinh vật cảnh trên đường Hoàng Hoa Thám hay dọc tuyến phố Kim Mã (Hà Nội) với giá từ 5 triệu - 10 triệu đồng/con".

Cũng theo anh Long, loài rồng nhái này về cơ bản không khác rồng "xịn" là mấy. Người mua có thể phân biệt dựa trên đặc điểm tự nhiên của chúng. Ví dụ như đối với loài rồng chuyên sống ở sa mạc, quen với ánh nắng mặt trời khi được cho tiếp xúc trực tiếp sẽ bộc lộ sự hưng phấn hơn so với những loài được thuần dưỡng theo kiểu nuôi công nghiệp.

Tuy nhiên giới trẻ Hà thành hiện nay, phần lớn chỉ dám "chơi" loại “rồng đất” Việt Nam, có nguồn gốc xuất xứ từ việc săn bắt trong những khu rừng nguyên sinh. Nguồn hàng này chủ yếu được nhập từ miền Nam về nên giá thành vì thế cũng "mềm" hơn rất nhiều. Giá khoảng từ 250.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/con, tùy vào độ "độc" của chúng.

Đối với những loại rồng có kích cỡ lớn là mồi nhậu của các cửa hàng đặc sản thì những con rồng mini có kích thước từ 50-70cm (tính cả đuôi) được nhiều người hỏi mua. Đặc biệt, sự đổi màu linh hoạt tới cỡ nào cũng là một tiêu chí để thể hiện đẳng cấp của người "chơi" rồng.

Cũng giống như trào lưu nuôi chuột hamster, cá cảnh... trào lưu này cũng sẽ qua đi, khi đó ít người đủ kiên nhẫn để theo đuổi thú vui tới cùng nhưng một khi đã say mê thì chúng không khác gì một thành viên trong gia đình.

Trường hợp chàng trai trẻ Trung Dũng là một ví dụ. Dũng hồ hởi cho biết: “Khi đã "chơi" rồng thật, tôi đã tự cai được sở thích "nghiện" game của mình. Bởi, tôi không còn hứng thú khi nhận ra một điều, chăm sóc một con vật nuôi thật, thú vị hơn nuôi ảo rất nhiều".

Người đưa tin
Đăng ngày 30/01/2013
Nông thôn

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 11:18 03/12/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 01:59 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 01:59 04/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 01:59 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 01:59 04/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 01:59 04/12/2024
Some text some message..