Bộ trưởng Nông nghiệp: Đánh bắt thủy sản khó khăn không chỉ vì giá xăng dầu

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, ngành đánh bắt thủy sản khó khăn không chỉ ở xăng dầu mà còn đối mặt với nhiều khó khăn khác.

Lê Minh Hoan
Ngư dân hầu như không tham gia vào một tổ chức nào mà manh mún, nhỏ lẻ, tự phát”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay. Ảnh: Báo Lao Động.

Chiều ngày 7/6, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan là thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội. “Chia lửa” cùng có Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên.

Mái che tạm bợ của cảng cá làm sản lượng thu hoạch mất đi khoảng 30%

Chất vấn, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) đề cập giá xăng dầu tăng cao gây khó khăn cho ngư dân bám biển. Dù đối mặt nguy cơ có thể thua lỗ, họ vẫn lựa chọn bám biển mưu sinh.

“Bộ Nông nghiệp có giải pháp gì, phối hợp với Bộ Công Thương thế nào để trợ giá, hỗ trợ ngư dân”, đại biểu Tâm hỏi.

“Giá xăng dầu tăng cao chắc thuộc trách nhiệm trả lời của Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, bức tranh chung là “rất khó khăn”, ngành Thuỷ sản khó khăn không chỉ ở xăng dầu, mà còn có những khó khăn khác.

“Ngư dân hầu như không tham gia vào một tổ chức nào mà manh mún, nhỏ lẻ, tự phát”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay. Trong khi, ngành Thuỷ sản có 800 ngàn ngư dân trên biển, gần 4 triệu người làm các dịch vụ hậu cần ở ven biển, xung quanh các cảng cá....

họp quốc hội
Toàn cảnh phiên chất vấn Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan. Ảnh: Đ.X 

Ngoài ra, những chuyến ra khơi trữ lượng khai thác giảm, làm bà con ngư dân khó khăn hơn. Do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Chiến lược Phát triển thuỷ sản bền vững với phương châm giảm khai thác, tăng nuôi trồng.

“Trữ lượng ngư trường không còn được như xưa”, Bộ trưởng Hoan nêu lý do.

Vấn đề nữa được ông Hoan đề cập là vì nhiều nguyên nhân như nguồn lực, quản trị… nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá (các cảng neo đậu, cảng cá) không đủ để biến ngành thuỷ sản thành ngành Thuỷ sản hiện đại...

“Những mái che tạm bợ của các cảng cá làm sản lượng thu hoạch của bà con có thể mất đi khoảng 30%”, ông Hoan nhấn mạnh.

Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang quy hoạch lại hệ thống cảng cá theo hướng tích hợp đa giá trị, theo hướng quản trị mới hơn để làm sao lượng đánh cá về vốn không như xưa nhưng tốt hơn.

Nghiên cứu điều chỉnh lại thuế để kìm tốc độ gia tăng của giá

“Chia lửa” cùng Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cho hay, vật tự tăng cao và khan hàng là điều phổ biến trên toàn cầu do đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng; do lạm phát tăng cao bởi chính sách kích cầu của nhiều quốc gia.

Theo ông Diên, trước tình hình đó, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện mọi chính sách, đặc biệt là chính sách thuế để giảm một số loại thuế và một số chính sách hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp như giảm tiền điện, giảm lãi suất trong quá trình tổ chức sản xuất; hỗ trợ tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thay thế đầu vào để giảm các loại chi phí, giảm giá thành sản phẩm.

Nguyễn Hồng Diên
Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên. Ảnh: Đ.X

Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tăng cường xuất nhập, nhập khẩu.

“Những mặt hàng trong nước cần thì chúng ta hạn chế xuất khẩu”, Bộ trưởng Công thương nói.

Trong thời gian tới, ông Diên nhấn mạnh sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp trên. Đặc biệt, Bộ Công thương sẽ cùng các bộ, ngành tham mưu Chính phủ, Quốc hội, cấp có thẩm quyền nghiên cứu điều chỉnh lại thuế. Trường hợp đặc biệt giá đầu vào tăng cao, giá nguyên liệu thế giới tăng cao thì sử dụng các công cụ chính sách an sinh để hỗ trợ người dân, đặc biệt là người dân yếu thế.

Đề cập đến Nghị định 67, để ngư dân bám biển vươn khơi, phát huy kinh tế biển, theo Bộ trưởng Công thường, đã lúc một mặt bằng các cụ thuế, quỹ bình ổn để kiểm soát, kìm tốc độ gia tăng của giá, một mặt tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường.

“Quan trong hơn là phải có chính sách an sinh hỗ trợ cho những đối tượng này. Chúng ta không hỗ trợ giá mà hỗ trợ an sinh để người dân nói chung, ngư dân vươi khơi bám biển bớt khó khăn”.

Vì sao ngư dân giỏi mắc nợ ngân hàng khi đóng tàu sắt?
Đại biểu Nguyễn Anh Trí hỏi, Nghị định 67 giúp ngư dân đóng tàu sắt vươn khơi bám biển đã hơn 7 năm rồi, nhiều ngư dân giỏi sau đó mắc nợ. Nguyên nhân và giải pháp tháo gỡ việc này?
“Vấn đề này liên quan đến các thiết chế tài chính, ngân hàng, bảo hiểm”, Bộ trưởng Hoàn trả lời và cho biết, bộ đang dự thảo thay thế Nghị định 67.
Qua chương trình này, ông Hoan cho rằng, không phải cứ có tiền là giải quyết được vấn đề mà phải tổ chức ngành hàng, huấn luyện đội tàu, ngư dân, hệ thống quản lý thủy sản địa phương. Khâu xét chọn các ngư dân tham gia hưởng chính sách của Nghị định 67 để được vay vốn đóng tàu cần được chặt chẽ hơn.
Theo ông Hoan, chiến lược phát triển thủy sản bền vững thời gian tới của Việt Nam là giảm khai thác, tăng nuôi trồng, để đảm bảo nguồn lợi thủy sản cho thế hệ sau.
Đăng ngày 09/06/2022
Hương Giang
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 02:42 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 02:42 04/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 02:42 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 02:42 04/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 02:42 04/12/2024
Some text some message..