Bỏ túi gần 2 tỉ đồng mỗi lứa tôm thẻ chân trắng

Với việc không ngừng tìm tỏi, học hỏi kinh nghiệm và biết lựa chọn con giống tốt, ông Nguyễn Văn Dũng ở thị trấn Phú Long huyện Hàm Thuận Bắc ( Bình Thuận) mỗi vụ nuôi “bỏ túi” trung bình 2 tỉ đồng tiền lời.

tôm giống
Bộ trưởng Bộ NNPTNT khảo sát quy trình sản xuất tôm giống tại Công ty NTHH Nam Miền Trung (Bình Thuận).

Bí quyết là chia nhỏ ao nuôi

Nếu so với hàng loạt các “đại gia” nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay thì diện tích nuôi tôm của ông Nguyễn Văn Dũng ở thị trấn Phú Long huyện Hàm Thuận Bắc chẳng đáng kể gì nhưng hiệu quả từ nuôi tôm của ông lại khiến nhiều người khao khát.

Đi tham quan mô hình nuôi tôm của ông dù chỉ có vỏn vẹn 2 ha nhưng lúc nào cũng có 6 công nhân thay ca nhau túc trực trên đầm tôm 24/24 giờ trong ngày. “Các chú thấy đấy, nhân viên của tôi còn có thời gian nghỉ nhưng bản thân tôi thì cả ngày lẫn đêm đêm canh đầm tôm như canh “vợ đẻ” chẳng dám đi đâu bao giờ”, ông Dũng tâm sự.

Trải qua nhiều nghề khác nhau, từ đi buôn bán rồi trồng thanh long…khoảng 3 năm trở lại đây, sau khi dành dụm được một số vốn nhất định, ông Nguyễn Văn Dũng đã quyết định đầu tư vào nuôi tôm thẻ trân trắng.

“Trước khi bước vào nghề nuôi tôm tôi đã đi học hỏi kinh nghiệm suốt từ Vũng Tàu ra đến Thanh Hóa. Cứ chỗ nào nuôi tôm thành công mà các đại lý người ta giới thiệu là tôi tham quan, học hỏi hết, không bỏ sót một địa chỉ nào. Rồi các cuộc hội thảo, hội nghị liên quan tới lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, không có cuộc nào tôi biết mà lại bỏ qua. Sau khi có nhiều kinh nghiệm học hỏi được, tôi mới quyết định nuôi “thử nghiệm” từ những ao nhỏ rồi mới tiếp tục phát triển thành tổng diện tích 13 ao với 2 ha như hiện nay”, ông Dũng nói.

Mặc dù đi khá nhiều mô hình nuôi tôm nhưng có lẽ chưa ở đâu tôi nhận thấy ao nuôi lại được chia nhỏ như mô hình của ông Dũng. Thấy chúng tôi tò mò về cách bố trí của đầm nuôi tôm thẻ chân trắng, ông Dũng sau một hồi định giữ “bí kíp” cũng đã mở lòng chia sẻ. “Sau nhiều lần mày mỏ, tìm tòi và học hỏi của những người thành công, tôi đã đúc kết ra được một bí quyết là ao càng nhỏ càng dễ xử lý những sự cố xảy ra”, ông Dũng chia sẻ.

Theo ông Dũng, đối với mỗi một chất đất lại có độ PH khác nhau, nguồn nước cũng có độ mặn khác nhau nên người nuôi phải biết để xử lý cho phù hợp với điều kiện sống của tôm.

Để “nắng nghe” cơ thể của con tôm cũng cần phải có kinh nghiệm và đặc biệt là phải cần cù, chịu khó không được lơ là bất cứ giây phút nào. “Hiện nay, người nuôi sợ nhất là con tôm bị bệnh phân trắng bởi căn bệnh này rất phổ biến và có mức độ nguy hiểm rất cao, không xử lý kịp là thiệt hại hết.

Do đó, cần phải theo dõi thật sát sao, hễ thấy xuất hiện của tảo xanh lục là phải xử lý ngay vì tôm khi ăn phải loại tảo này sẽ gây ra bệnh phân trắng”, ông Dũng nói. Do chia nhỏ ao nuôi, với tổng số 13 ao/diện tích 2ha nên mỗi khi có sự cố ông Dũng đều xử lý rất kịp thời.

Thành công nhờ chọn được con giống tốt

Ông Nguyễn Văn Dũng cũng cho biết, sau khi đã học hỏi được kinh nghiệm của nhiều người thành công rồi, ông mới quyết định đào ao, đầu tư vào lĩnh vực nuôi tôm thẻ chân trắng. Dù chỉ có tổng diện tích đất là 2ha nhưng ông đào tới 13 ao nuôi và ban đầu chỉ đầu tư nuôi ở dạng thí điểm.

Không ngừng tìm tòi, học hỏi nên trong 3 năm qua dù tôm thẻ chân trắng gặp nhiều loại dịch bệnh khiến nhiều người nuôi tôm liên tiếp thất bại nhưng ông Dũng lại luôn thành công.

“Bí quyết của tôi như đã nói, ngoài chia nhỏ ao nuôi thì bản thân người nuôi phải biết được chất đất, độ PH, độ mặn của nước như thế nào để xử lý cho hợ lý. Đối với các loại thuốc kháng sinh, chế phẩm sinh học tôi cũng thử nghiệm đủ các hãng để sau đó chọn ra loại thuốc tốt và phù hợp nhất với đất, nước, khí hậu tại khu nuôi của gia đình. Đặc biệt, đối với con giốn rất quan trọng, chiếm hơn 70% tỷ lệ thành công nên tôi cũng đã thử nghiệm qua hàng loạt các đơn vị có thương hiệu. Cuối cùng tôi thấy giống của Công ty TNHH Thủy sản Nam Miền Trung (Bình Thuận) là tốt nhất nên tôi đã tin tưởng và lựa chọn”, ông Dũng nói.

Cũng chính bí kíp chia nhỏ ao nuôi và lựa chọn được con giống tốt nên mặc cho lĩnh vực nuôi tôm thẻ chân trắng đang gặp khó khăn do dịch bệnh khiến nhiều người thất bản còn ông Dũng trong suốt 3 năm nuôi tôm chưa bao giờ ông biến đến thất bại là gì.

Vừa cất xong mẻ tôm mới nhất cũng là lấy giống của Công ty TNHH Thủy sản Nam Miền Trung đã giúp ông Dũng thu về 27 tấn tôm trên diện tích 2ha. Dù giá tôm trên thị trường có giảm nhưng vẫn đem về cho ông Dũng doanh thu 3,6 tỷ, trừ chi phí thức ăn 1 tỷ, 400 triệu tiền điện, tiền thuốc, nhân công…ông Dũng vẫn bỏ túi 2 tỷ đồng.

“Sau khi thu hoạch và sử lý cải tạo ao nuôi bằng các biện pháp tiêu độc khử trùng, tôi vừa mua thêm 2 triệu con giống của Công ty TNHH Thủy sản Nam Miền Trung để thả cho vụ kế tiếp. “Trung bình mỗi năm tôi nuôi gối vụ được 3 vụ tôm, nếu giá thị trường ổn định cũng có lợi nhuận tối thiểu khoảng 6 tỷ mỗi năm”, ông Dũng chia sẻ.

Hiện tại, cơ sở nuôi tôm của ông Dũng giải quyết việc làm thường xuyên cho 6 lao động với mức lương trung bình 4,5 triệu đồng môi người sau khi đã đưa chăm lo đầy đủ chỗ ăn, nghỉ.

“Có giống tốt, thực hiện đúng các kỹ thuật và nếu thêm yếu tố may mắn về thị trường được giá nữa thì sẽ đạt “siêu” lợi nhuận, trung bình 1ha từ 3-4 tỷ đồng/năm, ít có lĩnh vực đạt được mức lợi nhuận như nuôi tôm thẻ chân trắng”, ông Dũng nói.

Dân Việt, 23/08/2016
Đăng ngày 24/08/2016
Phương Vy
Nuôi trồng

Tối ưu việc cho ăn giúp giảm hao hụt thức ăn khi nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của tôm. Ngoài ra, chi phí thức ăn cũng chiếm phần lớn lượng vốn mà người nuôi bỏ ra. Chi phí này ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi.

Cho tôm ăn
• 10:01 25/10/2024

Một số cách hạn chế tiếp xúc điện nguy hiểm ở ao tôm khi có mưa

Trong nuôi tôm, an toàn điện luôn là một yếu tố quan trọng, đặc biệt khi mưa gió xuất hiện, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố về điện. Do các thiết bị điện thường được sử dụng quanh ao tôm như hệ thống sục khí, máy bơm nước hay đèn chiếu sáng, người nuôi cần biết cách hạn chế tối đa rủi ro tiếp xúc với điện.

An toàn điện
• 09:42 25/10/2024

Các lý do thuyết phục cho việc lựa chọn cá đối mục vào nuôi ghép cùng tôm

Một trong những mô hình nuôi ghép đang được quan tâm hiện nay là nuôi ghép cá đối mục (Mugil cephalus) với tôm. Sự kết hợp này không chỉ tăng cường hiệu quả kinh tế mà còn giúp bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái bền vững. 

Cá đối mục
• 10:21 24/10/2024

Nguyên nhân khiến ngành tôm của Bangladesh đang lao dốc

Ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Bangladesh, đặc biệt là xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU, Anh và Mỹ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm của nước này đã giảm sút đáng kể. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự suy thoái này? Hãy cùng Tép Bạc phân tích các yếu tố chính khiến ngành tôm Bangladesh đang lao dốc.

Tôm thẻ
• 10:09 23/10/2024

Nuôi cá chạch lấu mang lại giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Cá chạch lấu
• 02:30 28/10/2024

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 02:30 28/10/2024

Tối ưu việc cho ăn giúp giảm hao hụt thức ăn khi nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của tôm. Ngoài ra, chi phí thức ăn cũng chiếm phần lớn lượng vốn mà người nuôi bỏ ra. Chi phí này ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi.

Cho tôm ăn
• 02:30 28/10/2024

Một số cách hạn chế tiếp xúc điện nguy hiểm ở ao tôm khi có mưa

Trong nuôi tôm, an toàn điện luôn là một yếu tố quan trọng, đặc biệt khi mưa gió xuất hiện, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố về điện. Do các thiết bị điện thường được sử dụng quanh ao tôm như hệ thống sục khí, máy bơm nước hay đèn chiếu sáng, người nuôi cần biết cách hạn chế tối đa rủi ro tiếp xúc với điện.

An toàn điện
• 02:30 28/10/2024

Nuôi nước trước, nuôi tôm sau: Bí quyết giúp tăng hiệu quả trong nuôi tôm

Chuẩn bị và quản lý nguồn nước trước khi thả tôm vào ao là một yếu tố vô cùng quan trọng, thậm chí có thể nói là yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Câu nói “nuôi nước trước, nuôi tôm sau” đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều người nuôi tôm thành công.

Tôm thẻ
• 02:30 28/10/2024
Some text some message..