Bứt phá cho nuôi biển từ khâu giống

Chương trình giống giai đoạn 2021 – 2030 vừa được Chính phủ phê duyệt sẽ bổ sung nguồn lực nhằm cải thiện tiến bộ về giống cho ngành thủy sản, nhất là giống nuôi biển.

nuôi biển
Tắm vệ sinh cho đàn cá song bố mẹ ở Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Bắc (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1) trên vịnh Lan Hạ, Cát Bà, Hải Phòng. Ảnh: Lê Bền

Với kim ngạch xuất khẩu trên 8,5 tỉ USD, những năm qua, thủy sản là ngành luôn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định cả về xuất khẩu và sản xuất trong nước.

Trong đó, những tiến bộ về nghiên cứu, phát triển sản xuất giống thủy sản đã góp phần quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất cũng như thành tựu chung của ngành thủy sản, đặc biệt là các đối tượng thủy sản nuôi chủ lực hiện nay như tôm, cá tra...

Trong giai đoạn tới, dư địa của ngành thủy sản vẫn còn rất lớn, đặc biệt là chiến lược vươn ra phát triển nuôi biển.

Đến nay, hệ thống các đơn vị nghiên cứu của ngành thủy sản cũng đã và đang triển khai nhiều chương trình nghiên cứu, cho ra các giống hải sản phục vụ nhu cầu nuôi biển như nhuyễn thể hai mảnh vỏ, một số giống cá biển có giá trị kinh tế cao...

Mặc dù vậy, với dư địa còn vô cùng lớn, năng lực nghiên cứu cũng như sản xuất các giống hải sản phục vụ chiến lược nuôi biển của nước ta trong giai đoạn tới đang đứng trước yêu cầu phải nâng lên một tầm cao mới.

Theo Tổng cục Thủy sản, hiện đề án cho chiến lược nuôi biển đang được Bộ NN-PTNT giao Tổng cục triển khai.

Vì vậy vừa qua, việc Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 703/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Chương trình giống) sẽ là nguồn lực hết sức quan trọng nhằm kịp thời bổ sung cho công tác nghiên cứu, phát triển giống cho ngành thủy sản nói chung, đặc biệt là cho mảng nuôi biển.

Để triển khai Chương trình giống vừa được Chính phủ phê duyệt, trước mắt là cho giai đoạn 2021-2025, hiện Tổng cục Thủy sản và các đơn vị, viện nghiên cứu trong ngành thủy sản đang tiến hành khẩn trương rà soát, lựa chọn các đối tượng giống thủy sản quan trọng, giàu tiềm năng để triển khai các chương trình, dự án phát triển nghiên cứu, sản xuất giống đáp ứng yêu cầu sản xuất trong giai đoạn tới.

Theo đó đến thời điểm này, Tổng cục Thủy sản đã đề xuất với Bộ NN-PTNT lựa chọn một số dự án cho các đối tượng nuôi chủ lực, quan trọng và có tiềm năng phát triển như: Phát triển nghiên cứu sản xuất giống tôm sú, cá tra, cá rô phi; phát triển nghiên cứu sản xuất các đối tượng nuôi biển nhiều triển vọng như nhuyễn thể, một số giống cá nuôi biển như cá song, cá chim, cá giò, cá hồng Mỹ...

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, giai đoạn tới, chủ trương của Bộ NN-PTNT trong ngành thủy sản là sẽ đẩy mạnh nuôi biển, bởi đây là mảng sản xuất còn nhiều dư địa phát triển, có giá trị cao.

Vì vậy trong định hướng nghiên cứu, phát triển sản xuất giống, bên cạnh việc tiếp tục tập trung đầu tư cho khâu nghiên cứu, đẩy mạnh sản xuất giống đối với các giống thủy sản nuôi nước lợ, nước ngọt chủ lực và truyền thống như tôm, cá tra, cá rô phi..., sẽ ưu tiên tập trung nguồn lực cho việc nghiên cứu, sản xuất đối với các đối tượng nuôi biển.

Theo đó, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đồng tình với Tổng cục Thủy sản cũng như hệ thống các đơn vị nghiên cứu trong ngành thủy sản, sẽ tập trung lựa chọn một số nhóm đối tượng nuôi biển chủ lực để tập trung nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu, sản xuất giống trong quá trình triển khai Chương trình giống giai đoạn 2025 – 2030 (trước mắt là giai đoạn 2021-2025), cụ thể như: Nhóm nhuyễn thể hai mảnh vỏ (ngao, tu hài, hàu Thái Bình Dương, bào ngư...); nhóm các loài cá nuôi biển (như cá song, cá chẽm, cá giò...).

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng đề nghị Tổng cục Thủy sản, các đơn vị nghiên cứu của ngành thủy sản tiếp tục đánh giá, rà soát thêm đối với một số đối tượng khác như cá tầm, nhóm các loài rong - tảo biển để quyết định có dự án đầu tư cải thiện về giống.

Bởi cá tầm mặc dù là cá nước mát, đã được phát triển ở nhiều địa phương Tây Nguyên và Miền núi phía Bắc, nhưng cũng gặp nhiều rủi ro về thiên tai, tác động nhất định tới môi trường sinh thái...

Đối với nhóm rong – tảo biển, là thức ăn quan trọng cho nuôi thủy sản và cải thiện môi trường, nhưng vẫn cần rà soát kỹ để quyết định xem có thực sự cần thiết đầu tư cho mảng nghiên cứu về giống.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng chỉ đạo Tổng cục Thủy sản khẩn trương tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá để nắm được tổng thể về tình hình năng lực hệ thống cơ sở vật chất, nhân lực của các đơn vị nghiên cứu trong ngành thủy sản để kịp thời có chính sách bổ sung nguồn lực đầu tư, năng cao năng lực cho hệ thống này.

Trong đó, chủ lực là các viện như Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, II, III; Viện Nghiên cứu Hải sản, cũng như các trường như Học viện Nông nghiệp Việt Nam, trường Cao Đẳng thủy sản...

Đồng thời, sẽ phải nghiên cứu lựa chọn, hợp tác giữa các viện, đơn vị nghiên cứu của ngành thủy sản với các doanh nghiệp có năng lực nhằm huy động tổng thể nguồn lực, nhất là tạo điều kiện cho các giống thủy sản có chất lượng cao được đưa ra sản xuất... Bởi các viện hiện nay mới chỉ mạnh về nghiên cứu, dàn trải về các đối tượng giống thủy sản mà chưa có đầu tư chuyển giao, đưa ra sản xuất một cách có trọng tâm, trọng điểm.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng đồng tình sự cần thiết phải triển khai các dự án nhằm tăng cường mạnh mẽ hơn nữa đối với công tác quản lí Nhà nước về giống, như chất lượng giống, về bản quyền, kiểm soát dịch bệnh, thương mại, năng lực kiểm nghiệm, kiểm định, thanh kiểm tra về sản xuất, thương mại giống thủy sản... trong giai đoạn tới.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 25/06/2020
Lê Bền
Nuôi trồng

Hiện tượng chạy quạt xuất hiện bọt trong ao nuôi tôm

Khi quạt hoạt động trong ao nuôi tôm, một hiện tượng thường gặp là sự xuất hiện của bọt trên mặt nước. Điều này thường gây ra sự tò mò và lo ngại cho những người tham gia trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Ao tôm
• 09:40 14/05/2024

Mưa đầu mùa - Nỗi lo của người dân nuôi tôm

Trong những ngày đầu mùa mưa, dòng mưa này không chỉ là niềm vui và cảm hứng cho mọi người mà còn là một thách thức đối với những người nuôi tôm trên ao. Mỗi giọt mưa cũng là một lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc quản lý và ứng phó với những tác động của thời tiết đối với nguồn lợi thủy sản quý báu này.

Ao nuôi tôm
• 09:40 13/05/2024

Một số cách sửa chữa và vệ sinh cho ao lót bạt hiệu quả

Việc sửa chữa và vệ sinh cho bạt lót ao hồ tôm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đáy hồ khỏi những tác động có hại từ môi trường xung quanh, duy trì chất lượng nước và chất lượng bạt trong ao tôm. Tuy nhiên, để thực hiện điều này một cách hiệu quả, thì bà con cần phải có sự hiểu biết về các loại bạt cũng như các kỹ thuật sửa chữa, vệ sinh cho bạt.

Ao lót bạt
• 09:43 10/05/2024

Cách thức tôm hấp thụ Canxi và Magie

Khi nuôi tôm trong điều kiện nước biển sẽ tôm phát triển rất tốt, nếu nuôi trong điều kiện nước lợ độ mặn thấp người nuôi phải bổ sung Ca, Mg trong môi trường nước làm sao đạt được tỷ lệ tối ưu tỷ lệ Canxi và Magie phù hợp nhất cho tôm phát triển.

Tôm thẻ
• 09:57 09/05/2024

Các loài cá nước ngọt dễ nuôi mang giá trị kinh tế cao hiện nay

Việt Nam là quê hương sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt đa dạng và phong phú. Đặc tính của các loại cá nước ngọt là dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao đối với ngành thủy sản của nước ta. Ngoài ra, thịt của chúng thường mang hương vị đặc trưng, ngon và bổ dưỡng.

Ao cá nước ngọt
• 16:42 14/05/2024

Phân biệt chất lượng màu nước trong nuôi tôm

Dựa vào màu nước trong ao nuôi tôm bà con có thể nhận định được chất lượng nước, cũng như tình trạng ao tôm và đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức để từ đó nhận biết chính xác và có phương án điều chỉnh kịp thời để đảm bảo môi trường tốt nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển.

Màu nước ao nuôi
• 16:42 14/05/2024

Hiện tượng chạy quạt xuất hiện bọt trong ao nuôi tôm

Khi quạt hoạt động trong ao nuôi tôm, một hiện tượng thường gặp là sự xuất hiện của bọt trên mặt nước. Điều này thường gây ra sự tò mò và lo ngại cho những người tham gia trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Ao tôm
• 16:42 14/05/2024

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:42 14/05/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 16:42 14/05/2024