Cá bè chết hàng loạt trên sông Đồng Nai

Trước tình trạng cá chết hàng loạt, nhiều hộ nuôi cá đã bán đổ bán tháo với giá thấp hơn nhiều so với bình thường.

vớt cá chết
Người dân vớt cá chết từ dưới bè đem đi tiêu hủy - Ảnh: Thanh niên

Mặc dù thành phố Biên Hòa đã hoàn thành việc di dời làng cá bè theo quy hoạch phù hợp với cảnh quan sinh thái sông Đồng Nai. Tuy nhiên trong mấy ngày gần đây cá bè trên sông Cái thuộc Nhánh sông Đồng Nai) đoạn qua địa phận thành phố Biên Hòa lại tiếp tục chết hàng loạt khiến nhiều hộ nuôi cá bè lỗ nặng.

Sáng 30/12 tại bè cá của hộ ông Lê Văn Khiêm thuộc làng cá bè thành phố Biên Hòa, cá diêu hồng, cá chép và cá trắm bị chết hoàng loạt. Theo ông Khiêm thì cá bắt đầu nổi đầu có biểu hiện ngộp nước và nổi lên mặt nước từ 6h sáng đến 10h trưa. Sau đó cá từ từ chết trong lồng bè.

Trung bình mỗi ngày bè nhà ông Khiêm có lượng cá chết khoảng 200 kg. Những con không chết thì lại bỏ ăn nhiều ngày và chết dần. Với giá cá xuất bán như hiện nay là 55.000 đồng/kg thì mỗi ngày nhà ông thiệt hại khoảng 10 triệu đồng. Đây cũng là tình trạng chung của hàng trăm hộ nuôi cá bè trên sông Cái đoạn thuộc thành phố Biên Hòa... Hộ ông Hoàng Văn Dũng cũng đang nằm trong tình trạng này.

“Toàn thể làng cá bè chết như nhau hết, như của em nuôi ít thì mấy hôm nay cũng chết khoảng 1 tấn. Với giá cá kiểng như hiện nay, tôi nuôi thì thiệt hại khoảng 120 triệu đồng”- ông Văn Dũng nói.

Điều đáng nói đây là những lứa cá mà người dân đang chăm sóc với hy vọng xuất bán vào đợt cao điểm tết Nguyên đán sắp  tới. Trước tình trạng này, nhiều hộ nuôi cá đã bán đổ bán tháo với giá thấp hơn nhiều so với bình thường. Vì thế nguy cơ không có hàng cá tết cũng như thua lỗ từ nuôi cá bè của các hộ dân nơi đây là khó tránh khỏi. 

Nguyên nhân được nhiều người dân nơi đây cho biết là cá bị ngộp do nguồn nước bị nhiễm hóa chất và rất có thể là do các doanh nghiệp khu vực lân cận xả ra. Vì vậy, người dân nơi đây mong muốn cơ quan chức năng và chính quyền địa phương vào cuộc để điều tra giúp đỡ tìm nguyên nhân và cách xử lý. 

Ông Lê Văn Khiêm- người  nuôi cá bè kiến nghị: “Với chúng tôi không biết làm sao chỉ mong các cấp, các ngành làm sao kiểm tra xem nguồn ô nhiễm từ đâu, tìm ra các nhà máy thải nước thải ra dòng sông để xử lý để dòng nước không còn ô nhiêm”.

Để cứu vãn tình hình, hiện nay, ngoài việc bán đổ bán tháo cá non, người dân làng bè nơi đây đang phải đầu tư hệ thống máy thổi oxi để cứu cho cá khỏi bị ngộp. Như vậy sau nhiều năm liên tục cá bè chết hàng loạt thì giờ đây khi được  đưa vào khu vực quy hoạch làng cá bè thì người dân nuôi cá nơi đây vẫn ngày đêm thấp thỏm và chịu thiệt hại nặng nề từ nghề nuôi cá trên sông của mình./.

VOV, 31/12/2015
Đăng ngày 01/01/2016
CTV Khắc Thiết/VOV-TP HCM
Dịch bệnh
Bình luận
avatar

Khi tôm nuôi có dấu hiệu EHP ta nên làm gì?

Khi tôm nuôi có dấu hiệu nhiễm EHP, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý kịp thời để giảm thiểu tác động và kiểm soát bệnh hiệu quả. Dưới đây là những bước cần thực hiện khi phát hiện tôm nhiễm bệnh EHP.

Tôm bệnh
• 10:06 18/09/2024

So sánh giữa bệnh EHP và các bệnh khác trên tôm thẻ chân trắng

Người nuôi thường phải đối mặt với nhiều loại bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và năng suất của đàn tôm.

Tôm bị EHP
• 11:10 13/09/2024

Ao tôm bị nấm đồng tiền

Nấm đồng tiền là một loại nấm hại phổ biến trong ao nuôi tôm, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe tôm và hiệu quả nuôi trồng. Đây là loại nấm phát triển trên bề mặt ao, hình thành các đốm tròn giống như đồng tiền. Khi nấm đồng tiền phát triển mạnh, chúng có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường ao và tôm nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:00 04/09/2024

Quản lý nấm đồng tiền trong ao tôm

Kiểm soát và xử lý tình trạng nấm đồng tiền xuất hiện trong ao canh tác luôn là thách thức đối với người nuôi bởi không chỉ làm tôm bị bệnh, khiến chất lượng tôm suy giảm, nấm đồng tiền còn bám vào các thiết bị trong ao nuôi như quạt, vỉ ôxy,…gây khó khăn cho việc xử lí và khiến tôm nuôi mắc nhiều bệnh hơn.

Nấm đồng tiền
• 11:47 16/08/2024

Kiểm dư lượng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã làm dấy lên lo ngại về sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. Kiểm tra dư lượng hóa chất và kháng sinh là biện pháp quan trọng giúp đảm bảo sản phẩm thủy sản an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nội địa và quốc tế.

Mẫu tôm
• 13:20 20/09/2024

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 13:20 20/09/2024

Nghiên cứu các quy định để giảm thiểu tình trạng kháng thuốc

Nhu cầu toàn cầu về sản phẩm thủy hải sản ngày càng tăng lên đã thúc đẩy sự phát triển đáng kể của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất thâm canh đã tạo ra những thách thức về sức khỏe cho vật nuôi, dẫn đến việc sử dụng kháng sinh bừa bãi để phòng ngừa và điều trị bệnh ở động vật thủy sản.

Kiểm kháng sinh
• 13:20 20/09/2024

ShellBank - Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển

Ngày 17.9, tại thủ đô Hà Nội, Cục Kiểm ngư ( Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng TRAFFIC Việt Nam tổ chức Tập huấn “Giới thiệu ShellBank – Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển và hiệu quả sử dụng góp phần thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển tại Việt Nam.

Tiến sĩ Christine Madden
• 13:20 20/09/2024

Đặc điểm các loài cá hường ở đồng bằng sông Cửu Long

Cá được cho là loài di nhập, nhưng không có tài liệu nào đề cập vấn đề này. Ở ĐBSCL, chúng thường được nuôi ghép trong ao với một số loài khác. Cá cũng tìm thấy ở khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An), chúng sống thành bầy đàn và một số cá thể có kích thước lớn hơn 500 g, trong khi cá ở các ao nuôi thường có khối lượng nhỏ hơn 200g.

Đồng bằng sông Cửu Long
• 13:20 20/09/2024
Some text some message..