Cá chết bất thường tại Nghi Sơn do hiện tượng tảo nở hoa

Theo kết quả bước đầu, nguyên nhân gây nên tình trạng cá chết tự nhiên và cá nuôi lồng bị chết hàng loạt tại Nghi Sơn (Thanh Hóa) là do tác động của loài tảo Hairoi – Creratium fuca trong nước biển bùng phát với mật độ cao ở quy mô rộng hay còn gọi là hiện tượng tảo nở hoa.

nuoi ca long
Nuôi cá lồng tại xã Nghi Sơn.

Như Báo Thanh Hóa đã đưa tin, liên tục trong các ngày từ 8 đến 9-9, gần 47,5 tấn cá lồng tại xã Nghi Sơn đã đồng loạt chết trắng khiến người dân không kịp trở tay, thiệt hại hàng tỷ đồng. Ngay sau khi nhận được thông tin qua đường dây nóng, cùng ngày, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND huyện Tĩnh Gia, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và Các khu công nghiệp, Chi cục Thú y - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các đơn vị liên quan kiểm tra thực tế tại nơi xảy ra hiện tượng cá chết.

Qua đó, theo kết quả xác minh, hiện tượng cá chết thực tế đã xảy ra từ ngày 5-9. Khi đó, ngư dân xã Tĩnh Hải (huyện Tĩnh Gia) khi đánh bắt hải sản ở vùng biển gần bờ phía sau Dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, cách bờ biển 300-500m phát hiện một số loài hải sản (cá bơn, cá thèn, ghẹ...) bị chết bất thường và trôi dạt vào bờ, khối lượng khoảng 100kg. Trong ngày 8-9, tại khu vực bờ biển thôn Bắc Yến, xã Hải Yến, người dân lại phát hiện khoảng 200kg cá chết. Cùng với đó, ngư dân phát hiện khi đánh bắt hải sản trên biển có một mảng lớn nước biển có màu nâu đỏ. Ngày 9-9, khối nước có mầu nâu đỏ đã trôi dạt vào bờ và không còn hiện tượng cá chết.

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát trên biển từ khu vực cảng cá Lạch Bạng, xã Hải Bình đến xã Nghi Sơn. Qua kiểm tra cho thấy, có hiện tượng cá chết rải rác trôi nổi trên biển; chất lượng nước biển trên tuyến khảo sát có màu sắc bình thường của nước biển. Tuy nhiên, tại khu vực cảng của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, nước biển có màu nâu đỏ đậm hơn, nhiều cặn lơ lửng. Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành lấy mẫu nước biển gần bờ và gửi Viện Tài nguyên môi trường biển Hải Phòng phân tích. Kết quả phân tích sơ bộ cho thấy mẫu nước lấy tại khu vực cá lồng bị chết (xã Nghi Sơn) phát hiện có loài tảo Hairoi – Creratium fuca nở hoa gây thủy triều đỏ với mật độ khoảng 8 triệu tế bào/1 lít nước biển. Mẫu nước lấy tại khu vực cảng Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn phát hiện loài tảo Creratium fuca cũng chiếm ưu thế với mật độ 500.000 tế bào/1 lít nước biển.

Như vậy, bước đầu xác định nguyên nhân gây nên tình trạng cá chết tự nhiên và cá nuôi lồng bị chết là do tác động của loài tảo Hairoi – Creratium fuca trong nước biển bùng phát với mật độ cao ở quy mô rộng hay còn gọi là hiện tượng tảo nở hoa. Hiện tượng này do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chính đối với vùng biển xã Tĩnh Hải và Nghi Sơn là do lượng lớn chất hữu cơ trong đất liền theo nước mưa đổ vào cửa sông ra biển.

Các kết quả phân tích chất lượng môi trường nước biển còn lại và mẫu cá (được Chi cục Thú y –Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lấy mẫu và phân tích) hiện đang đợi kết quả.

Chủ tịch UBND tỉnh đang đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cử các chuyên gia, nhà khoa học vào kiểm tra thực tế, xác định cụ thể nguyên nhân cá chết, hướng dẫn cách xử lý hiện tượng tảo nở hoa; bổ sung điểm quan trắc chất lượng nước biển ven bờ khu vực cảng của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn vào mạng lưới chương trình quan trắc môi trương quốc gia hàng năm.

Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND huyện Tĩnh Gia tiếp tục theo dõi, tổng hợp thông tin tình hình cá chết trên địa bàn; khuyến cáo bà con di chuyển lồng bè còn lại ra khỏi vùng nước ô nhiễm; không sử dụng cá chết để ăn hoặc chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm; tổ chức thu gom tiêu hủy cá bị chết để bảo đảm vệ sinh môi trường, báo cáo kết quả về UBND tỉnh. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục theo dõi, tiến hành phân tích, đánh giá nguyên nhân cá chết do dịch bệnh (nếu có).

Báo Thanh Hóa, 11/09/2016
Đăng ngày 12/09/2016
Lê Hợi
Dịch bệnh

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 14:16 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 14:16 13/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:16 13/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 14:16 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 14:16 13/11/2024
Some text some message..