Cá chết liên tục, làng cá bè Long Sơn kiệt quệ, nợ nần

Hàng trăm hộ dân nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đang kiệt quệ, nợ nần bủa vây vì cá chết liên tục.

cá lồng
Người nuôi cá vẫn lo âu phập phồng không biết khi nào cá nuôi lại... chết. Ảnh: H.V

Thiệt hại hàng chục tỷ đồng

Nghề nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và bắt đầu xuất hiện từ năm 2001 với vài hộ lẻ tẻ, đến năm 2015 có khoảng 200 hộ nuôi cá với khoảng gần 5.000 bè. Cả làng bè khấm khá, sung túc, nhưng gần đây lao đao, kiệt quệ vì cá chết hàng loạt. Chủ lồng bè cá Hoàng Hiền, một trong những hộ nuôi lớn nhất cho biết: “Nếu mưa xuống, cống xả số 6 của các doanh nghiệp (DN) chế biến hải sản xả thải thì cá chết là cái chắc”.

Những hộ nuôi cá chưa bao giờ quên được những lần cá chết khiến họ rơi vào cảnh lao đao, kiệt quệ. Gần đây nhất hàng chục hộ nuốt nước mắt nhìn cá chết trắng bè từ ngày 3 - 7.4.

Trước đó, ngày 26.8.2016, hàng chục nghìn con cá chim, cá bớp trong nhiều lồng bè tại khu vực số 8, sông Chà Và cũng chết trắng bụng.  Nhiều hộ nuôi đã tự cứu bằng cách sục thêm khí ôxy vào lồng nhưng không thành.

Đỉnh điểm là vào tháng 9. 2015, làng cá bè này xảy ra 4 đợt chết cá kéo dài từ ngày 6 - 30.9. Theo Sở NNPTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, số lượng cá chết trong bốn đợt lên tới gần 140 tấn, trị giá hơn 18 tỷ đồng.

Làng cá dần kiệt quệ


Cá chết rải rác nhiều đợt, người nuôi đau đớt vớt cá lên vứt bỏ.  Ảnh: H.V

Ông Trương Văn Lợi (51 tuổi) - ở khu 4, xã Long Sơn, cho biết đợt cá chết tháng 4 vừa qua khiến gia đình ông thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Cách đây gần một tháng ông thả xuống bè 30.000 con cá chim giống đến nay chỉ còn khoảng 10.000 con, và thả 4.000 con cá mú chỉ còn độ 200-300 con. “Người thì dân chúng tôi mất ăn, mất ngủ ngày đêm canh lồng bè để có gì bất thường để biết mà xử lý” - ông Lợi than thở.

Trong 33 hộ thiệt hại cá nuôi lồng bè vào tháng 9.2015, đại gia đình ông Nguyễn Văn An gánh chịu thiệt hại lên tới hơn 3 tỷ đồng. Ông An cho biết, gần 10 năm trước, riêng vợ chồng ông đã đầu tư đến hơn 100 lồng cá nhờ vay vốn ngân hàng, mượn của họ hàng. Nhưng từ năm 2015 trở lại đây, cha con ông An và hàng chục người nuôi cá bè khác ở xã Long Sơn bắt đầu rơi vào kiệt quệ. Hiện ông An chỉ còn khoảng 30 lồng nuôi cá con. Hàng chục lồng khác bỏ phế. Mấy người con ông phải tạm ngưng nuôi cá, chuyển sang bóc hạt điều kiếm sống.

Theo ông Đặng Minh Thông - Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Sơn, những năm gần đây, do sông ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, liên tục gây ra hiện tượng cá chết. Người dân đã tiến hành khởi kiện và có phán quyết của tòa, nhưng việc khắc phục hậu quả vẫn chưa đến nơi đến chốn. 

“Thủ phạm” là cống xả số 6?

Viện Môi trường và Tài nguyên đã vào cuộc tìm nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết trên sông Chà Và.

Theo đó, nguyên nhân cá bè chết hàng loạt trên sông Chà Và chủ yếu là do các DN trên xả thải ra cống số 6. Mức độ gây thiệt hại do các DN xả thải ra môi trường được Viện xác định là 76,64%.


Cống số 6 và đầm chứa nước thải gây ra nhiều vụ cá chết, theo kết luận của cơ quan chức năng. Ảnh:  Hồ Văn Lợi

Tuy nhiên,  một số DN đã không đồng ý với kết quả phân tích. Ông Doãn Văn Quý - Giám đốc Công ty TNHH Phước An cho rằng những công ty như Phước An chỉ đồng ý hỗ trợ bà con chứ không bồi thường vì “tai nạn này là tai nạn chung, không do ai gây ra cả”. Còn ông Ngô Đông Hồ - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Thịnh An tuy thừa nhận “nước thải xả ra có vượt chuẩn” nhưng cho rằng việc xả thải vượt chuẩn đã bị phạt, đã bị tạm đình chỉ hoạt động.

Ngày 15.4 vừa qua, ông Nguyễn Hồng Lĩnh - Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, Tỉnh ủy đã yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng tiến hành đồng thời nhiều giải pháp để xử lý dứt điểm. Theo đó, Tỉnh ủy yêu cầu cô lập nguồn nước ô nhiễm ở đầm trước cống số 6 ở xã Tân Hải, huyện Tân Thành (đầm này chứa nước thải của các DN chế biến hải sản), không cho chảy ra sông Chà Và, sửa ngay cống số 6 trước mùa mưa năm nay. Tỉnh ủy cũng yêu cầu UBND tỉnh và ngành liên quan đưa ra lộ trình cho hai nhà máy trong khu chế biến hải sản Tân Hải ngừng hoạt động, cũng như gấp rút xây dựng hoàn thành khu chế biến hải sản tập trung tại xã Lộc An (huyện Đất Đỏ) để di dời các nhà máy. Đồng thời, sắp xếp lại vùng nuôi, giảm số lồng bè nuôi vì hiện nay mật độ trên sông quá dày đặc.

H.V - T.Đ

Đa số bà con nuôi trồng thủy sản phải thế chấp nhà đất để vay vốn ngân hàng. Hiện nhiều hộ chưa trả được nợ ngân hàng, nhiều hộ không tái đầu tư được”. Ông Đặng Minh Thông

Ngày 9.5.2016, 33 hộ dân nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và ở xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã cùng đứng đơn kiện 14 DN chế biến hải sản tại xã Tân Hải, huyện Tân Thành xả thải làm cá nuôi của họ chết nhiều đợt trong năm 2015. Ngày 22.6.2016 Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đưa vụ kiện ra xét xử, chấp nhận một phần đơn khởi kiện của bà con ngư dân, buộc 11 DN phải bồi thường hơn 13,2 tỷ đồng. 

Dân Việt, 15/05/2017
Đăng ngày 15/05/2017
Trần Đáng - Hồ Văn
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 15:11 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 15:11 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 15:11 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 15:11 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 15:11 25/11/2024
Some text some message..