Nguyên nhân
Thiếu hụt oxy hòa tan
Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng cá chết sau mưa. Trong ao, thường có hai nguồn ôxy hòa tan (DO), từ máy sục khí và từ thực vật phù du. Suốt giai đoạn mưa kéo dài, hoạt động của thực vật phù du sẽ chậm lại vì có ít ánh sáng mặt trời, chính vì vậy xảy ra hiện tượng phân tầng nước ao, tù nước sẽ xảy ra. Lớp nước ngọt (phân tầng) trên bề mặt ao khiến cho ôxy khó hòa tan vào phần nước còn lại.
Bên cạnh đó, mưa lớn kèm theo sóng và gió sẽ làm xáo trộn các tầng nước kể cả lớp bùn đáy (nơi có ít ôxy), làm giảm lượng ôxy chung. Đồng thời gia tăng khả năng phân hủy các chất hữu cơ làm thiếu ôxy hơn nữa (do các phiêu du sinh vật sử dụng để tiêu thụ thức ăn), giải phóng khí độc giúp vi khuẩn yếm khí có cơ hội phát triển mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp cá nuôi. Khi nồng độ ôxy thấp dưới ngưỡng thì cá sẽ chết hàng loạt.
Độ pH
Sau những trận mưa, nước sẽ rửa trôi phèn làm pH trong ao giảm đột ngột; cá có thể chết hàng loạt, đặc biệt là những ao nuôi trong những vùng đất bị nhiễm phèn. Bệnh cạnh đó, mưa kéo dài làm nước phân tầng, sự chênh lệch nhiệt độ, nước mưa làm pH giảm và các yếu tố môi trường biến động gây stress và tăng tính độc của H2S. Mưa kèm gió khuấy động đáy ao, làm thoát khí H2S ra khắp đáy ao và khuếch tán khắp ao. Khi pH = 5 thì khí độc H2S cực độc, khi pH > 10 thì H2S không độc.
Ngoài ra, quần thể thực vật phù du cũng sẽ giảm do cường độ ánh sáng thấp, độ mặn thấp và độ pH thấp. Những thay đổi này tác động đến quần thể vi khuẩn trong ao; vi khuẩn có lợi có xu hướng chết, làm cho vi khuẩn gây bệnh phát triển gây hại cho vật nuôi.
Nhiệt độ
Sau những đợt mưa lớn dẫn đến thay đổi nhiệt độ trong ao cá chưa kịp thích nghi, khiến cá bị “sốc”, dễ mẫn cảm với mầm bệnh và tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tấn công, làm cá chết. Do cá là động vật hằng nhiệt, nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường, khi nhiệt độ ao nuôi giảm 10°C thì tỷ lệ tiêu thụ thức ăn của cá giảm 5 - 10%, khi nhiệt độ giảm xuống 30°C, tỷ lệ tiêu thụ thức ăn của cá giảm 30%, do đó cá thường giảm hoặc bỏ ăn
Vật chất lơ lửng
Mưa cũng làm tăng các vật chất lơ lửng trong ao do sự rửa trôi từ bờ ao, chính nguyên nhân này làm tăng độ đục, hạn chế ánh sáng xuống ao gây ra hiện tượng suy giảm tảo (sụp tảo) đột ngột. Tạo điều kiện cho các hạt lơ lửng, chất bẩn này bám vào mang làm cá dễ bị sưng và tổn thương mang.
Cách phòng tránh
Thường xuyên theo dõi ao nuôi trước trong và sau khi mưa để kịp thời nhận biết và có hướng xử lí phù hợp, hạn chế tổn thất cho vụ nuôi
Trên hết, để phòng tránh và ngăn ngừa tổn thất do mưa bão, người nuôi nên sử dụng các công cụ hay trang web dự báo thời tiết chính xác để trang bị tốt cho bất kì tình huống nào có thể xảy ra.
- Khi mưa lớn kéo dài nhiều ngày, nước ao nuôi dễ bị phân tầng trên ngọt dưới mặn, xảy ra tình trạng thiếu ô xy tầng đáy, cần sử dụng quạt nước, sục khí hoặc máy bơm (nên chạy liên tục trong lúc mưa), chủ động tháo nước tầng mặt để giảm bớt lượng nước mưa có trong ao.
- Nên kiểm tra pH trước trong lúc trời mưa. Khi phát hiện nước ao nuôi bị đục, pH giảm cần hòa vôi bột té đều trên khắp mặt ao và bờ ao để ổn định pH nước ao nuôi và làm giảm độ đục của ao, liều lượng vôi bón phụ thuộc vào pH của nước ao.
- Ngừng cho ăn trong lúc mưa, nhất là thức ăn tươi sống
- Khi mưa dứt, nắng bật lên các chất hữu cơ phân hủy nhanh tạo ra các khí độc như H2S, NH3 trong ao làm tôm, cá dễ bị ngộ độc, người nuôi cần sử dụng ZEOLAITE. Để giải phóng khí độc trong ao nuôi với liều lượng từ 15 - 20 kg/1000m3 hoặc sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.