Cá chết trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, người dân lo ngại nguồn nước ô nhiễm

Ngày 17/4, trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TP.HCM) xuất hiện tình trạng cá chết nổi đầy mặt nước xen lẫn rác.

Chết chết trên kênh Nhiêu Lộc
Xác cá xen lẫn với rác thải đoạn qua khu vực cầu Bông. Ảnh: Vietnamnet

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đoạn hạ nguồn từ cầu Thị Nghè (quận 1) kéo dài đến cầu Công Lý (quận 3) xảy ra tình trạng cá chết rải rác.

Tại khu vực gần cầu Điện Biên Phủ, mật độ cá chết nổi lên mặt nước khá dày gồm các loại cá như diêu hồng, cá chép, cá rô... với nhiều kích cỡ, có con to bằng bàn tay người lớn.

Ngoài cá tầng mặt bị chết còn có cả cá lóc, cá trê, ếch, chuột chết xen lẫn trong rác. 

Cùng với hiện tượng cá chết, nhiều đoạn mặt nước sủi bọt đục ngầu, nhiều con cá ngoi lên mặt nước để đớp oxy.

Ông Hùng Dũng (ngụ quận 3) thường xuyên đạp xe dọc đường Hoàng Sa và Trường Sa nên cảm nhận rõ sự thay đổi trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

"Hai hôm trước mặt nước kênh vẫn trong, cá vẫn bơi lội. Sau trận mưa lớn tối 15/4, sáng nay mặt kênh xuất hiện cá chết, nổi đầy mặt nước, xen lẫn cùng rác thải nổi lềnh bềnh", ông Dũng cho hay.

Cá chết hàng loạt ở kênh Nhiêu LộcCá chết xen lẫn với rác nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Ảnh: Vietnamnet

Ông Dũng cho rằng, các chất thải độc hại tích tụ lâu ngày từ cống thoát nước, bùn chứa khí độc bị sục lên sau mưa lớn khiến cá trên kênh chết vì thiếu oxy. Từ hôm qua, dọc bờ kênh đã xuất hiện tình trạng cá nổi lên mặt nước, đớp không khí để hô hấp.

Hầu như năm nào kênh cũng xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt vào đầu mùa mưa. Nghiêm trọng nhất là vào năm 2016, công nhân môi trường đã vớt 70 tấn cá chết. Ngành chức năng TP.HCM phải rải hàng chục tấn hóa chất để xử lý môi trường và khuyến cáo người dân không nên sử dụng cá cho người và gia súc, hạn chế phóng sinh cá.

Những năm sau đó, UBND TP cũng tốn nhiều chi phí tái tạo nguồn cá, rải hóa chất nhằm thanh lọc nước những khu vực ô nhiễm cục bộ trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè nhưng sau cơn mưa đầu mùa, tình trạng cá chết lại xuất hiện.

Vietnamnet
Đăng ngày 18/04/2023
Tuấn Kiệt
Môi trường

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 15:57 06/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 15:57 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 15:57 06/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:57 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 15:57 06/11/2024
Some text some message..