Cá chết trên sông La Ngà do thiên tai?

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai cho biết nguyên nhân ban đầu khiến hơn 1.500 tấn cá lồng bè trên sông La Ngà chết do thiên tai và đang xem xét kế hoạch hỗ trợ người dân theo quy định.

Cá chết trên sông La Ngà do thiên tai
Cá chết trên sông La Ngà

Liên quan đến vụ hơn 1.500 tấn cá chết trên sông La Ngà, ngày 4-6, một lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai cho biết kết quả xét nghiệm bước đầu cho thấy nguyên nhân cá chết do thiên tai.

Theo đó, tối 20-5 xảy ra trận mưa lớn khiến nhiều tạp chất, rác thải trên cạn bị nước cuốn trôi xuống sông rồi đổ về khu vực nuôi cá.

Thời điểm này mực nước sông La Ngà ở khu vực nuôi cá lồng bè xuống rất thấp khiến lượng oxy bị loãng, thiếu oxy trong nước khiến cá chết.

Cũng theo vị lãnh đạo này, cá chết do thiên tai nên các ban ngành đang xem xét làm thủ tục để hỗ trợ người dân nuôi cá bị thiệt hại theo quy định.

Như đã đưa tin, tối 20 và rạng sáng 21-5, người dân nuôi cá lồng bè dọc sông La Ngà, đoạn qua hai xã Phú Ngọc và La Ngà (huyện Định quán) khóc ròng khi hàng ngàn tấn cá chép, lăng, điêu hồng… đang nuôi bất ngờ chết trắng, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng.

Một số hộ dân cho biết cá chết làm hai đợt, kéo dài từ 21h tối 20-5 đến rạng sáng 21-5, khiến cá nuôi lồng bè trên một đoạn sông dài gần 5km chết trắng.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Đồng Nai, có 322 bè cá trên sông La Ngà của 80 hộ dân bị thiệt hại với tổng cộng hơn 1.500 tấn.

Trong báo cáo nhanh của sở, kết quả kiểm tra tại chỗ mẫu nước ở hiện trường cho thấy nhiều chỉ tiêu về môi trường vượt ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong khi hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp hơn khuyến cáo.

Nhận định ban đầu cá chết do có sự biến đổi bất lợi về môi trường.

Báo Tuổi Trẻ
Đăng ngày 05/06/2018
A. Lộc
Môi trường

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 15:57 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 15:57 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 15:57 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 15:57 15/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 15:57 15/11/2024
Some text some message..