Cá hô: Loài cá “trăm năm hạnh phúc”

Khác với một số đồng loại, khi thực hiện sinh sản nhân tạo, con đực phải “hy sinh” để duy trì nòi giống, còn cá hô có thể sinh con, đẻ và sống với nhau đến “trăm năm hạnh phúc”.

Cá hô
Cá hô bố mẹ đang được nuôi vỗ tại Trung tâm. Ảnh: LT

Thạc sĩ Đặng Công Trường - Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản nước ngọt Nam Bộ (tọa lạc tỉnh Tiền Giang) - cho biết, với một số loài cá đã được nghiên cứu thành công cho sinh sản nhân tạo, để thực hiện quá trình thụ trứng, người ta phải mổ con đực để lấy tinh sào xử lý với trứng được vuốt từ noãn hoàn của con cái.

Nói cách khác, để có đời con, cá bố phải hy sinh. Và mỗi lần duy trì nòi giống, cá mẹ lại tiếp tục gặp ông bố mới. Trong khi đó với cá hô thì không, cá bố và cá mẹ có thể sống với nhau “trăm năm hạnh phúc”.

Cá hô giống.

Mùa sinh sản cá hô tập trung khoảng 4 tháng (từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch). Do có hình dáng khổng lồ nên cá hô thành thục sinh dục vào năm thứ 5 của đời sống và có thể tham gia sinh sản khi đạt trọng lượng 25-30kg/con.

Sau khi đưa cá vào ao nuôi sinh sản, kiểm tra trứng trong bụng cá cái đến gia đoạn “chín”, tức hạt căng, màu sắc đồng đều, dễ tách rời nhau và hơi khô là tiến hành cho sinh sản nhân tạo.

Sau khi thực hiện tiêm kích thích tố cho cả con cái và con đực, lực lượng làm nhiệm vụ “bà mụ” tiến hành vuốt nhẹ ở mặt bụng về hướng lỗ sinh của cá để lấy trứng (cá mẹ) và tinh (cá bố) trước khi xử lý, cho vào bể ấp. Sau đó đưa cả cá bố, lẫn cá mẹ hồi sức trước khi đưa trở lại ao nuôi để năm sau tiếp tục công việc duy trì nòi giống.



Cá hô giống do Trung tâm sản xuất. Ảnh: LT

Đặc biệt, vài năm gần đây, Trung tâm tiến hành thực nghiệm mô hình cho cá đẻ tự nhiên, tức đưa cá bố, cá mẹ vào bể riêng... Sau khi thực hiện nhiệm vụ duy trì nòi giống, cá bố vẫn khỏe mạnh và sẵn sàng cho cuộc hôn phối mùa sau.

Cứ thế, nhiều cặp đôi ghép với nhau 15 năm (từ lần đầu tiên Trung tâm thực hiện thành công việc cho cá hô sinh sản nhân tạo vào năm 2005) đến nay vẫn còn tiếp tục và sẽ còn gắn bó với nhau thêm vài chục năm nữa.

Ông Trường cho biết: Dù chưa có tài liệu nghiên cứu cụ thể, nhưng căn cứ vào tốc độ lớn hàng năm và trọng lượng cá bắt được trong tự nhiên lên đến hàng trăm ký, cho thấy khả năng cá hô sống đến hàng chục năm, thậm chí là cả trăm năm. Quá trình theo dõi tại Trung tâm cũng cho thấy, cá hô cũng “bắt cặp” và thường gắn bó với nhau. Vì vậy, điều này cũng đồng nghĩa, chúng có thể vừa duy trì nòi giống vừa sống bên nhau “Trăm năm hạnh phúc”.  

Lao động
Đăng ngày 18/02/2020
LỤC TÙNG
Nuôi trồng

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 18:46 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 18:46 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:46 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 18:46 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:46 29/03/2024