Cá hồi tự nhiên liệu có ngon hơn cá hồi nuôi như mọi người vẫn nghĩ?

Trong một bài kiểm tra vị giác do các nhà nghiên cứu tại Đại học Copenhagen thực hiện, người Đan Mạch cho thấy họ thích hương vị cá hồi hun khói được nuôi theo phương pháp thông thường và nuôi hữu cơ hơn là cá hồi tự nhiên.

thịt cá hồi
So sánh vị ngon của cá hồi nuôi và cá hồi tự nhiên cho kết quả bất ngờ. Ảnh minh họa

92 tình nguyện viên tham gia cuộc khảo sát được cho nếm cả ba loại cá hồi và nêu cảm nhận. Vòng đầu tiên, các đối tượng không được cung cấp bất cứ thông tin gì về thứ mà họ đang nếm. Vòng thứ hai, họ được thông báo về nguồn gốc cá hồi.

Kết quả vòng một cho thấy thắng lợi lớn của cá hồi nuôi – cả bằng phương pháp thông thường lẫn nuôi hữu cơ; trong đó hương vị của cá nuôi thông thường thậm chí còn được yêu thích hơn cá hữu cơ. Tuy nhiên, khi người tham gia biết về xuất xứ cùng phương pháp sản xuất, kết quả lại nhanh chóng đảo lộn: cá hồi nuôi thường đứng cuối, cá hồi tự nhiên đứng thứ hai và cá hồi hữu cơ chiếm vị trí đầu bảng.

cá hồi
Kết quả thử nghiệm nhanh chóng thay đổi khi tình nguyện viên biết đâu là cá hồi nuôi, đâu là cá hồi tự nhiên. Ảnh minh họa

“Kỳ vọng của con người về một sản phẩm thường được quyết định dựa vào thông tin mà họ tiếp nhận. Điều này còn ảnh hưởng đến cả trải nghiệm vị giác nói chung. Đối với cá hồi hun khói, phần lớn mọi người đều cho rằng cá tự nhiên sẽ ngon hơn cá nuôi. Nhưng khi nếm trong hoàn cảnh chưa biết thông tin, mọi người đơn giản chỉ đánh giá cao cá nuôi” – TS. Mausam Budhathoki, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Có một vài nguyên nhân lý giải cho kết quả trên. “Thứ nhất, có lẽ những người nếm đã quen thuộc với hương vị cá hồi nuôi – vốn được bán khá rộng rãi trên thị trường. Thứ nữa, có lẽ cá hồi nuôi ngon hơn do béo hơn, như trong trường hợp này” – đồng tác giả Mausam Budhathoki bổ sung.

Trong nghiên cứu trên, các tác giả còn thực hiện phỏng vấn một số nhóm khác để đối chứng. Kết quả cho thấy người Đan Mạch dường như không hiểu biết mấy về cá hồi nuôi. “Nhiều người tỏ ra khá bối rối khi được hỏi làm thế nào để phân biệt những loại cá hồi khác nhau. Họ có lý do chính đáng bởi cá hồi thường được sản xuất theo quy trình tương đối phức tạp, bao gồm nhiều khâu, và xa lạ với hầu hết tất cả mọi người. Ngoài ra, nhận thức của chúng ta về sản phẩm cũng hay bị các yếu tố khác chi phối, thông qua những thắc mắc kiểu như: Cá có chứa dư lượng thuốc? Đó có phải là sản phẩm từ hoạt động khai thác quá mức? Phúc lợi cá nuôi có được đảm bảo trong quá trình sản xuất?…”, tác giả Helene Christine Reinbach – phó giáo sư khoa Khoa học Thực phẩm thuộc ĐH Copenhagen – cho biết.

cá hồi tự nhiên
Khi nghĩ đến cá hồi tự nhiên, người tiêu dùng thường có cái nhìn tốt hơn cá hồi nuôi. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn đúng. Ảnh minh họa

“Trong vòng thử nghiệm thứ hai, cá hồi tự nhiên rõ ràng ghi điểm nhờ nguồn gốc của nó gợi liên tưởng tích cực về đời sống và phúc lợi động vật lành mạnh. Nhưng trên thực tế chỉ duy nhất cá hồi nuôi mới đáp ứng đủ các điều kiện để được chứng nhận ‘thực phẩm hữu cơ’ tại Đan Mạch – nơi áp dụng những yêu cầu hết sức nghiêm ngặt về tính bền vững, thân thiện và nhân đạo trong hoạt động sản xuất. Ngoài ra, phần lớn các quần thể cá hồi tự nhiên trên thế giới đều đang đối diện nguy cơ ô nhiễm môi trường sống ngày thường trực so với cá nuôi” – cô nói.

ĐH Copenhagen
Đăng ngày 04/01/2022
Hải Đăng
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 12:59 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 12:59 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 12:59 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 12:59 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 12:59 27/11/2024
Some text some message..