Cá lồng chết ở Lăng Cô: pH trong mẫu nước cao hơn bình thường

Kết quả đo nhanh cho thấy, tất cả các mẫu nước được lấy ở vị trí lồng nuôi trên đầm Lăng Cô (Lăng Cô, Phú Lộc), có thông số pH đo được dao động từ 8,9-9,1- cao hơn giá trị giới hạn của thông số chất lượng nước quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển, có thể ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của thủy sản trong đầm.

Cá lồng chết ở Lăng Cô: pH trong mẫu nước cao hơn bình thường
Cá lồng nuôi chết hàng loạt trên đầm Lăng Cô

pH cao hơn bình thường

Chiều 20/10, Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh (CCBVMT, Sở TN&MT) cho biết, đơn vị có báo cáo sơ bộ về kết quả bước đầu chất lượng nước khu vực đầm Lăng Cô, nơi diễn ra hiện tượng cá lồng nuôi của người dân thị trấn Lăng Cô bị chết hàng loạt từ đầu tháng 10 đến nay. Ngày 15/10, ngay sau khi nhận được tin báo từ UBND huyện Phú Lộc, CCBVMT tỉnh đã tiến hành khảo sát, đo nhanh, và lấy mẫu nước để phân tích ở khu vực nuôi cá lồng của các hộ dân và khu vực nước đầm gần công trình thi công hầm đường bộ Hải Vân (thuộc Dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân, do Công ty CP Đầu tư Đèo Cả làm chủ đầu tư).

Ông Nguyễn Việt Hùng, Chi cục trưởng CCBVMT tỉnh cho biết, do hiện nay chưa có quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước đầm phá, Sở TN&MT tạm thời so sánh với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển. Theo kết quả đo nhanh cho thấy, tất cả các mẫu nước (kể cả các vị tri lồng nuôi đo nhanh ở tầng mặt, giữa và đáy) trên khu vực đầm Lăng Cô đều có hàm lượng oxy hòa tan trong nước lớn hơn 5,0, đảm bảo giá trị giới hạn của thông số chất lượng nước phù hợp với vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh. Tuy nhiên, tại các mẫu đo nhanh có thông số pH đo được dao động từ 8,9-9,1, cao hơn giá trị giới hạn của thông số chất lượng nước quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển (từ 6,5-8,5). Do vậy, sự sống và phát triển của thủy sản trong đầm Lăng Cô có thể bị ảnh hưởng bởi sự biến động tăng cao của chỉ số pH so với bình thường. “Tuy nhiên, cần tăng cường tần suất quan trắc chất lượng nước trong đầm để có sự theo dõi về diễn biến độ pH, đồng thời có cơ sở khoa học để chứng minh sự ảnh hưởng của pH cao đối với đời sống thủy sản”, ông Hùng cho biết thêm.

Cũng theo ông Hùng, đây mới chỉ là kết quả bước đầu, để có cơ sở nhận định nguyên nhân về hiện tượng cá chết ở đầm Lăng Cô, UBND tỉnh cần chỉ đạo Sở NN&PTNT kiểm tra lượng thủy sản chết ở trong đầm có xuất phát từ nguyên nhân nhiễm bệnh hay không, đồng thời nghiên cứu sự ảnh hưởng của pH ở giá trị cao đối với đời sống thủy sản.

Tăng cường quan trắc môi trường

Sở TN & MT vừa có văn bản gửi Ban Quản lý Dự án hầm đường bộ Hải Vân về việc tăng cường thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường tại Dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân. Ông Lê Bá Phúc, Phó Giám đốc sở TN&MT cho biết, qua rà soát các công trình, dự án có khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước đầm Lăng Cô, có hoạt động thi công của Dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân. Do đó, Sở TN&MT yêu cầu Ban Quản lý Dự án hầm đường bộ Hải Vân thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công đã cam kết theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đảm bảo chất thải phát sinh được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quy định trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Trước đó, đơn vị này có gửi báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường trong quá trình thi công của dự án về Sở TN&MT. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện quan trắc môi trường chưa có sự giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Do vậy, Sở TN & MT yêu cầu Ban Quản lý Dự án hầm đường bộ Hải Vân thực hiện đúng quy định về giám sát hoạt động qua trắc môi trường định kỳ đã được sở này hướng dẫn.

Cũng theo ông Phúc, đơn vị cũng đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh (đã được UBND tỉnh phân cấp, phân quyền quản lý), thực hiện việc giám sát các công trình đang thi công trên địa bàn khu kinh tế có nguồn thải ảnh hưởng đến chất lượng nước đầm Lăng Cô, yêu cầu chủ dự án thực hiện các biện pháp xử lý chất thải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, tránh để chất thải chưa qua xử lý thải vào nguồn nước trong đầm Lăng Cô; tham gia, chủ trì, phối hợp với các địa phương và các cơ quan liên quan trong việc giải quyết sự cố môi trường trên địa bàn Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô.

Như Báo Thừa Thiên Huế trước đó đã thông tin, từ đầu tháng 10 đến nay, hiện tượng cá lồng nuôi (chủ yếu là cá bớp) của các hộ dân ở khu vực đầm Lăng Cô chết hàng loạt. Người dân cho rằng nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do công trình hầm Hải Vân đang thi công gần đó làm ảnh hưởng đến nguồn nước. Các cơ quan chức năng đang tiếp tục tìm nguyên nhân sự việc.

Báo TTH
Đăng ngày 23/10/2017
Bài, ảnh: Hà Nguyên
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:37 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:37 20/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 10:37 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 10:37 20/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:37 20/12/2024
Some text some message..