Cá lồng – Tiềm năng đang được đánh thức

Hồ Hòa Bình từ lâu được ví như một “Hạ Long trên cạn” với những đảo nhỏ nhấp nhô trên mặt nước mênh mông và bao quanh là những dãy núi kỳ vĩ. Hồ có chiều dài trên 70 km, trải rộng trên địa bàn gần 20 xã thuộc 5 huyện, thành phố, được hình thành sau khi có công trình thuỷ điện Hoà Bình. Tổng diện tích mặt hồ vào khoảng 2.250km2 với dung tích hơn 9 tỷ m3 nước. Chính vì nguồn lợi thế, tiềm năng dường như vô tận này mà trước đây người chỉ biết thả lưới, giăng câu đánh bắt cá trên sông hồ. Thì nay, nghề nuôi cá lồng đã và đang được phát triển mạnh mẽ, đem lại nguồn thu nhập đáng kể đối với người dân hai ven bờ hồ Hòa Bình.

phat trien nuoi ca long
Một hộ dân phát triển nuôi cá lồng tại xã Hiền Lương (Đà Bắc - Hòa Bình)

Xã Thung Nai (Cao Phong-Hòa Bình) là một điển hình trong việc phát triển nuôi cá lồng trên hồ trong những năm gần đây. Ông Bùi Văn Huyến, Chủ tịch UBND xã Thung Nai cho biết, trước đây chưa có kỹ thuật nên người dân nuôi cá lồng hay bị lỗ vốn. Nhưng hiện nay, người dân được trang bị, học hỏi và áp dụng tốt KH-KT nên giờ nghề nuôi cá lồng đang là một thế mạnh trong cơ cấu phát triển kinh tế địa phương. Thống kê mới nhất, toàn xã hiện có khoảng gần 320 lồng cá, trong đó riêng của người dân bản địa khoảng 60 lồng. Số còn lại của các hộ gia đình thuộc địa phương khác đến đầu tư. Theo tính toán, một hộ nuôi 2 - 3 lồng cá chủ yếu là trắm đen, trắm cỏ, chép, trê lai...theo đúng quy trình kỹ thuật, 1 năm cũng có thể cho thu nhập sau khi trừ chi phí từ 30 - 35 triệu đồng.

Cũng theo ông Huyến, nghề nuôi thuỷ sản trên hồ Hòa Bình đang là một nghề trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới không riêng Thung Nai mà là một loạt các xã vùng lòng hồ. Trong thời gian tới, Thung Nai sẽ tiếp tục vận động nhân dân mở rộng mô hình chăn nuôi cá, phấn đấu năm 2016 phát triển thên 60 lồng cá, nâng tổng số lồng cá toàn xã lên gần 400 lồng.

Trao đổi với lãnh đạo Sở NN&PTNT được biết, nguồn lợi thủy sản từ hồ Hòa Bình đa dạng, phong phú với các loài có giá trị kinh tế cao. Các sản phẩm thủy sản tự khai thác và nuôi trên hồ thủy điện Hòa Bình đem lại cuộc sống ổn định, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng ngàn nông hộ, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc vùng hồ.

Riêng trên khu vực lòng hồ Hòa Bình hiện ước khoảng trên 2.000 lồng nuôi cá. Người dân các xã ven hồ đang chủ yếu tập trung phát triển cá lồng như: Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong (Đà Bắc); Thung Nai (Cao Phong); Ngòi Hoa (Tân Lạc); Tân Mai, Phúc Sạn (Mai Châu)...

Cũng theo sở NN&PTNT, hồ thủy điện Hòa Bình thuộc hệ thống hồ chứa trọng yếu của vùng nước nội địa miền núi phía Bắc, có nhiều loài cá quý hiếm như cá: chiên, bỗng, lăng, dầm xanh... có giá trị kinh tế vượt trội. Trong hàng chục năm qua, hồ Hòa Bình luôn là nguồn cung cấp sản lượng thủy sản lớn cho tỉnh Hòa Bình và các vùng lân cận.

Tuy nhiên, trong quá trình khai thác có những thời điểm hồ Hòa Bình rơi vào tình trạng suy giảm nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Chính vì vậy, mỗi năm, tỉnh ta đã dành một phần kinh phí thả bổ sung hàng chục tấn cá giống các loại. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã có chương trình riêng nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên khu vực hồ Hòa Bình đến năm 2020 nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản của địa phương và định hướng khai thác theo hướng bền vững.

Không những vậy, để phát huy tiềm năng, thế mạnh từ nguồn mặt nước hồ Hòa Bình, tỉnh ta cũng không ngừng kêu gọi doanh nghiệp, người dân trong vùng lòng hồ tích cực tham gia phát triển nguồn lợi thủy sản. Tiến tới xây dựng thương hiệu cá sông Đà, tăng nguồn cung đáp ứng nhu cầu của người dân, nhất là người dân đồng bằng và khu vực Thủ đô Hà Nội.

Thực tế trong tình hình hiện nay, đông đảo người dân, nhiều doanh nghiệp nhận rõ tiềm năng, lợi thế từ mặt nước hồ Hòa Bình đã đầu tư hàng chục tỷ đồng nuôi cá lồng trên khu vực và đem lại lợi nhuận cao.

Báo Hòa Bình, 02/03/2016
Đăng ngày 07/03/2016
H.Trung
Nuôi trồng

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 17:46 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 17:46 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 17:46 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:46 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 17:46 23/12/2024
Some text some message..