Cá mái chèo - Sứ giả của đại dương

Trong quan niệm của nhiều ngư dân, điển hình là tại Việt Nam và Nhật Bản thì cá mái chèo được mệnh danh là loài cá hiện thân cho những điềm báo gở.

Cá mái chèo
Loài cá có đôi vây ngực như mái chèo. Ảnh: inaturalist.org

Liệu loài cá này có phải là sứ giả của đại dương và chuyên mang đến những dự báo không tốt đẹp đến không?

Sự thật về loài cá có vẻ ngoài rất giống thủy quái

Cá mái chèo hay còn được gọi là cá hố rồng có tên khoa học là Regalecus glesne, đây là một loài cá thuộc họ Regalecidae. Loài cá này thường phân bố ở những khu vực rất sâu, theo nhiều ghi nhận thì khoảng 1000m dưới mực nước biển.

Chúng được cho là loài tồn tại lâu đời nhất và cũng là loài cá có xương dài nhất thế giới được biết đến trong các loài cá có xương. Cụ thể, cá mái chèo có thể đạt chiều dài đến 17m và nặng đến 270kg.

Nguyên nhân loài cá này được người ta đặt tên là cá mái chèo là vì phần vây ngực của chúng dài như những chiếc mái chèo.

Cá mái chèoCá mái chèo được cho là sứ giả chuyên báo hiệu điềm xấu từ đại dương. Ảnh: Internet

Cá mái chèo sở hữu cơ thể tương đối mỏng và dẹt màu bạc pha lẫn những mảng màu đen. Đặc biệt, chúng có được những chiếc vây hết sức độc đáo như vây lưng dài và nằm dọc theo toàn bộ chiều dài thân, vây ngực thì khá dài, còn vây chậu lại có hình chèo dài.

Thoạt đầu, khi nhìn vẻ ngoài của cá mái chèo, nhiều người hẳn tỏ ra e ngại và sợ sệt trước ngoại hình khá dị biệt và có phần giống những “thủy quái” trong truyền thuyết của chúng. Tuy nhiên, cá mái chèo lại không hề có khả năng gây hại đến con người. Thậm chí, chúng còn là loài cá rất dễ bị tổn thương do bề mặt da của chúng khá mềm và lại không có vảy nào bảo vệ. Chúng chỉ có một lớp phủ màu bạc được hình thành từ chất guanin (C5H5N5O) bao quanh. 

Do không có răng lại lành tính nên ngay cả đối với những sinh vật nhỏ bé, yếu thế hơn cũng không bị cá mái chèo xem là đối thủ. Hầu như thức ăn của cá mái chèo chỉ là các loài nhuyễn thể, giáp xác nhỏ hay sinh vật phù du.

Cá mái chèo trong quan niệm của ngư dân vùng biển

Trong quan niệm dân gian của không ít người đi biển, việc đánh bắt được cá mái chèo không được cho là một thắng lợi của bất kỳ ngư dân nào. Đôi khi, chỉ cần bắt gặp số lượng lớn cá mái chèo thì cũng là một dự báo xui xẻo cho họ.

Cá mái chèoCá mái chèo còn được mệnh danh là “cá tận thế”. Ảnh: inaturalist.org

Một điều hết sức thú vị là ở Việt Nam, đó là nếu ai đó bắt gặp một con cá mái chèo chết và dạt vào đất liền, họ sẽ lập tức kêu gọi những ngư dân khác để cùng nhau chôn cất nó theo phong tục của địa phương. Hành động này được tin là sẽ giảm bớt điều không may mà cá mái chèo - sứ giả đại dương mang đến nơi đó.

Những ngư dân cho rằng cá mái chèo chính là một loài “cá tận thế” bởi sự xuất hiện của chúng thường mang điềm báo cho những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm như động đất, bão lụt,... Trên thực tế, điều này không phải được dựng nên một cách vô căn cứ. Như đã biết, cá mái chèo ưa sống ở tầng nước biển rất sâu (khoảng 1000m), thế nên chúng có thể cảm nhận nhanh nhạy sự biến đổi của tự nhiên hay thời tiết. 

Song, loài cá này không hề có năng lực “tiên tri” như nhiều người đồn đoán mà sự thật khiến chúng xuất hiện gần bờ hay thậm chí là chết và trôi dạt vào bờ là do biến đổi khí hậu. Dễ nhận ra, tác nhân chính gây ra tình trạng đó là những hoạt động sản xuất, sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường của con người.

Tựu lại, chúng ta không nên coi cá mái chèo như hiện thân của một thông điệp xấu từ đại dương mà nên nhận diện chúng như một trong những loài cá có nguy cơ đe dọa và tận diệt trước những tác động của con người đến môi trường biển. Như vậy, việc nhân loại chung tay bảo vệ cá mái chèo cũng như các loài cá khác tồn tại trong đại dương không chỉ là hành động bảo tồn hệ sinh thái biển mà còn là hành động giảm thiểu hệ quả tiêu cực của tự nhiên đến đời sống của con người.

Đăng ngày 01/01/2024
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa

Bối cảnh lịch sử tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng có tên khoa học là Penaeus vannamei (Boone, 1931) hay còn được gọi với tên Litopenaeus vannamei, loài này thuộc họ tôm he, họ tôm này là họ tôm có nhiều loài được nuôi phổ biến trên thế giới.

Tôm thẻ
• 11:02 25/06/2024

Sự nguy hiểm từ loài sâu biển đe dọa con người như thế nào?

Một trong những nỗi ám ảnh đáng sợ nhất khi nhắc đến du lịch biển đối với nhiều người, đó chính là sâu biển. Những loài sâu này không chỉ gây đau, ngứa, bỏng rát mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe người tắm biển. Để hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm từ loài sâu biển này và cách chúng đe dọa con người như thế nào, hãy cùng Tép Bạc khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây.

Sâu biển
• 11:23 18/06/2024

Hưởng ứng ngày Đại dương thế giới - Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam

Ngày Đại dương thế giới (08/06) và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (01-08/06) là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh giá trị của biển, đại dương và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên biển.

Biển
• 08:00 08/06/2024

Vua cá lóc cảnh: Cá lóc vẩy rồng

Cá lóc vảy rồng là một trong những loại cá cảnh được đông đảo người nuôi yêu thích bởi chúng sở hữu nhiều màu sắc nổi bật và không đòi hỏi kỹ thuật nuôi quá gắt gao. Đây là một trong những dòng cá lóc có vị trí quan trọng trong thú chơi cá lóc cảnh.

Cá lóc vẩy rồng
• 10:14 05/06/2024

Nỗi lo trong nuôi tôm: Bệnh phân trắng

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế quan trọng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm cũng đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các bệnh tật ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của tôm. Một trong những bệnh phổ biến và gây nhiều khó khăn cho người nuôi là bệnh phân trắng. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về bệnh phân trắng ở tôm, từ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cho đến các giải pháp hiện đại hóa trong việc xử lý bệnh.

Tôm bị bệnh phân trắng
• 13:39 02/07/2024

Bàn thảo nuôi biển đa canh tổng hợp theo điều kiện ngư dân

Ngày 28/6/2024 tại thành phố Rạch Giá, Bộ NN&PTNT cùng UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo giải pháp phát triển nuôi biển đã nhấn mạnh việc nuôi bằng lồng hiện đại, đa canh tổng hợp và phát triển du lịch theo điều kiện của ngư dân.

Nuôi lồng bè
• 13:39 02/07/2024

Đường ruột tôm khoẻ, chìa khoá thành công cho nuôi tôm công nghệ cao

Đường ruột tôm thẻ chân trắng cùng với gan, là cơ quan quan trọng nhất, để tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:39 02/07/2024

Cần chuẩn bị gì cho nước ao sang tôm

Đối với nuôi tôm hai hoặc 3 giai đoạn, quá trình sang tôm được ưu tiên chú ý nhất. Để chuẩn bị cho tôm một môi trường sống mới, hay cfon gọi là ao nuôi mới ở giai đoạn tiếp theo. Nước ở ao nuôi cần được chuẩn bị kỹ và phù hợp với điều kiện môi trường khu vực nuôi để tránh làm tôm bị sốc.

Ao nuôi tôm
• 13:39 02/07/2024

Tại sao tôm sử dụng kháng sinh lại bị ép giá?

Một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là tình trạng tôm có kháng sinh bị ép giá. Đây không chỉ là vấn đề của người nuôi tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến cả ngành xuất khẩu tôm của nước ta. Vậy tại sao tôm có kháng sinh lại bị ép giá? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này.

Tôm thẻ
• 13:39 02/07/2024
Some text some message..