Cá mập voi: Loài cá mập có cách săn mồi “cá biệt”

Ít ai có thể ngờ rằng ở đại dương tồn tại một loài cá voi với tên gọi là cá mập voi không có sở thích săn mồi dù đa số cá voi mà điển hình là cá voi sát thủ vốn được biết đến là kẻ có kỹ năng săn mồi đẳng cấp.

Cá mập voi
Cá mập voi là loài cá voi “cá biệt” trong họ nhà cá voi

Những điều thú vị về cá mập voi 

Tính đến thời điểm hiện tại, cá mập voi hay còn được gọi là cá nhám voi (tên khoa học là Rhincodon typus, Smith, 1829) là loài cá lớn nhất trên thế giới. Dù có tên là cá mập voi nhưng thực sự thì chúng không phải là họ hàng của cá voi mà thuộc về họ cá mập. Tuy nhiên, cá mập voi dường như thích một đời sống đơn độc hơn là tụ thành bầy hay nhóm để chung sống hay săn mồi. 

Trên thế giới, cá mập voi được phát hiện ở những vùng biển ấm cũng như ở tất cả các vùng nước nhiệt đới. Song, cá mập voi cũng đã được phát hiện ở những vùng nước lạnh hơn như ngoài khơi bờ biển New York. Theo IUCN (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế), có đến 75% cá mập voi được tìm thấy ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. 

Không hổ danh là loài cá lớn nhất đại dương, trung bình một con cá mập voi trưởng thành có chiều dài từ 5,5m đến 10m; nhưng chúng cũng có thể đạt tới 12m và nặng đến 18,7 tấn.  

Ngoài kích thước, cá mập voi còn sở hữu những đặc điểm nổi bật khác. Chẳng hạn, chúng có phần đầu to và phẳng cùng một mõm tù. Ở đó mọc ra những sợi râu ngắn đóng vai trò như một cơ quan cảm giác.  

Cá mập voiCá mập voi là loài cá lớn nhất đại dương

Bên trên tấm lưng màu xám tới màu nâu vừa dài vừa rộng của loài cá này còn được điểm tô những đốm trắng và sọc màu xám xanh. Phần bụng của cá mập voi phủ một màu trắng đục tương phản với phần trên. Đặc biệt, những đốm trắng trên mỗi con cá mập voi được ví như dấu vân tay ở con người bởi đây chính là đặc điểm “định danh” để tạo nên sự riêng biệt của chúng.  

Cá mập voi cũng được biết đến với tư cách là một sinh vật biển có tuổi thọ dài nhất thế giới bởi loài cá này có thể sống tới 100 đến 150 năm. 

Loài cá lớn nhất đại dương có sở thích “đánh chén” lạ đời 

Chỉ cần nhìn vào ngoại hình khổng lồ của cá mập voi thì chúng ta cũng biết rằng chúng có rất nhiều lợi thế để trở thành một tay săn mồi khét tiếng. Ấy thế mà chúng chỉ thích tiêu hóa những con mồi có kích thước gần như là nhỏ bé nhất đại dương. 

Được biết, một con cá mập voi có miệng rộng khoảng 1,5m và có đến hơn 300 cái răng. Kỳ lạ là chúng không sử dụng miệng và răng phục vụ việc săn mồi mà coi bộ phận đó như một máy lọc thức ăn. 

Theo National Geographic, cách săn mồi của cá mập voi thuộc kiểu ăn lọc, nghĩa là chúng sẽ không tấn công hay xé nhỏ con mồi giống như hầu hết họ hàng của mình mà sẽ mở miệng hàng giờ để hút nước vào bên trong. Sau đó, chúng tiến hành lọc thức ăn bằng các tấm lọc ở lối dẫn vào cổ họng. Kết thúc quá trình ăn lọc, cá mập voi phun nước cùng với những phần cặn trở lại biển. 

Một sự thật hẳn sẽ khiến nhiều người kinh ngạc, đó là trung bình một con cá mập voi có thể hút khoảng 600.000 lít nước mỗi giờ, điều này có nghĩa là chúng có thể đổ đầy bể bơi theo kích thước chuẩn Olympic chỉ trong vòng 4 tiếng. 

Cá mập voi chỉ yêu thích những con mồi có kích thước nhỏ 

Do cơ chế lọc này, thức ăn chính của cá mập voi là sinh vật phù du (một loại thức ăn dồi dào nhất ở đại dương), nhưng chúng cũng ăn một số động vật nhỏ khác như: Cá mòi, cá cơm, cá thu, mực, cá ngừ, trứng cá, tôm, tảo và các thực vật biển khác. 

Dù là một loài cá có nhiều đặc điểm vô cùng thú vị, nhưng cá mập voi vẫn chưa được giới nghiên cứu chú ý như những sinh vật biển khác. Ngày nay, cá mập voi còn đang phải đối diện với tình trạng bị đe dọa nghiêm trọng về môi trường sống do ô nhiễm và biến đổi khí hậu. Đến hiện tại thì cá mập voi đã được xếp vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới.  

Đăng ngày 15/03/2024
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa

Kiên Giang xuất hiện hiện tượng thủy triều đỏ

Thủy triều đỏ vừa xảy ra ở xã Thổ Châu, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là hiện tượng chưa từng xuất hiện trong hơn 30 năm qua.

Thủy triều đỏ
• 10:09 24/06/2024

Trải nghiệm bắt ốc trên rừng núi sau cơn mưa

Mùa ốc núi thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, khi thời tiết ấm áp và có mưa. Đây là thời điểm ốc núi bò ra khỏi hang để tìm kiếm thức ăn và sinh sản. Trải nghiệm bắt ốc trên rừng núi sau cơn mưa là một hoạt động đầy thú vị và hấp dẫn, mang lại cho bạn cơ hội tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên, khám phá môi trường hoang dã và cảm nhận sự tươi mới sau cơn mưa.

Ốc núi
• 08:00 23/06/2024

Bình Định: Cá voi lớn xuất hiện, săn mồi ở biển Nhơn Lý

Chiều ngày 5.6, tại khu vực biển Hòn Sẹo xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) xuất hiện một con cá voi có kích thước khoảng 10 m, ước nặng hơn 7 tấn.

Cá voi
• 08:00 08/06/2024

Loài cá bé nhỏ tạo ra âm thanh cực lớn

Không sở hữu một thân hình đồ sộ, nhưng loài Danionella cerebrum bé nhỏ đang trở thành một đối tượng khoa học được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả khả quan trong những nghiên cứu về sự phát triển và hành vi phức tạp ở thần kinh nhờ vào khả năng tạo ra âm thanh cực lớn.

Danionella cerebrum
• 10:06 10/05/2024

Nỗi lo trong nuôi tôm: Bệnh phân trắng

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế quan trọng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm cũng đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các bệnh tật ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của tôm. Một trong những bệnh phổ biến và gây nhiều khó khăn cho người nuôi là bệnh phân trắng. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về bệnh phân trắng ở tôm, từ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cho đến các giải pháp hiện đại hóa trong việc xử lý bệnh.

Tôm bị bệnh phân trắng
• 14:09 02/07/2024

Bàn thảo nuôi biển đa canh tổng hợp theo điều kiện ngư dân

Ngày 28/6/2024 tại thành phố Rạch Giá, Bộ NN&PTNT cùng UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo giải pháp phát triển nuôi biển đã nhấn mạnh việc nuôi bằng lồng hiện đại, đa canh tổng hợp và phát triển du lịch theo điều kiện của ngư dân.

Nuôi lồng bè
• 14:09 02/07/2024

Đường ruột tôm khoẻ, chìa khoá thành công cho nuôi tôm công nghệ cao

Đường ruột tôm thẻ chân trắng cùng với gan, là cơ quan quan trọng nhất, để tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:09 02/07/2024

Cần chuẩn bị gì cho nước ao sang tôm

Đối với nuôi tôm hai hoặc 3 giai đoạn, quá trình sang tôm được ưu tiên chú ý nhất. Để chuẩn bị cho tôm một môi trường sống mới, hay cfon gọi là ao nuôi mới ở giai đoạn tiếp theo. Nước ở ao nuôi cần được chuẩn bị kỹ và phù hợp với điều kiện môi trường khu vực nuôi để tránh làm tôm bị sốc.

Ao nuôi tôm
• 14:09 02/07/2024

Tại sao tôm sử dụng kháng sinh lại bị ép giá?

Một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là tình trạng tôm có kháng sinh bị ép giá. Đây không chỉ là vấn đề của người nuôi tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến cả ngành xuất khẩu tôm của nước ta. Vậy tại sao tôm có kháng sinh lại bị ép giá? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này.

Tôm thẻ
• 14:09 02/07/2024
Some text some message..