Cà Mau đầu tư 100 tỷ đồng khai thông 12 cửa biển

Tỉnh Cà Mau quyết định dành 100 tỷ đồng khai thông 12 cửa biển, cửa sông phục vụ cho khai thác lợi thế, tiềm năng cửa biển nhằm phát triển kinh tế giai đoạn 2012-2015.

Cửa biển Sông Đốc. (Nguồn: tinmoi.vn)
Cửa biển Sông Đốc. (Nguồn: tinmoi.vn)

Tỉnh ưu tiên đầu tư khoảng 25 tỷ đồng nạo vét hàng trăm ngàn m3 đất, làm các cửa biển sâu hơn, đáp ứng yêu cầu ra vào đối với tàu thuyền có công suất lớn từ 90 Cv trở lên.

Những nơi ưu tiên đầu tư nạo vét là cửa biển Sông Đốc, Khánh Hội, Gành Hào, Bồ Đề, Tam Giang; bảy tuyến sông nối liền ra biển bao gồm sông Bảy Háp, kênh Xáng Đội Cường, sông Trẹm, sông Hòa Trung, sông Cà Mau…; đồng thời tiến hành xây dựng ba khu tái định cư dành cho 200 hộ dân trong diện giải tỏa ổn định cuộc sống.

Để bảo đảm nguồn kinh phí phục vụ cho yêu cầu phát triển dự án trên, ngoài một phần ngân sách địa phương, tỉnh huy động từ nhiều nguồn lực, trong đó ưu tiên cho các nhà đầu tư có năng lực, nhà doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia theo phương châm đôi bên cùng có lợi. Trong đó chú trọng đầu tư các dịch vụ hậu cần nghề cá, khai thác thủy sản, cơ sở hạ tầng trên các cửa biển lớn như Sông Đốc, Khánh Hội, Ngọc Hiển, Năm Căn… vì những khu vực này được quy hoạch, xây dựng thành đô thị loại bốn vào năm 2015.

Cà Mau là địa phương đặc thù sông nước với trên 10.000 con sông, rạch lớn nhỏ đan xen nhau, trong đó có trên 100 cửa biển, sông, rạch được nối liền từ nội địa thông ra biển. Đây là lợi thế lớn trong phát triển kinh tế thủy sản của Cà Mau, tuy nhiên, thời gian qua hệ thống cửa biển, cửa sông chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, hầu hết cửa biển, cửa sông đều đã cạn khiến cho tàu thuyền ra vào, vận chuyển hàng hoá gặp nhiều khăn khăn.

Đáng lưu ý là cửa biển Sông Đốc nằm cách trung tâm thành phố Cà Mau 40km, có đoàn tàu khai thác thủy sản trên 3.000 phương tiện, dân số lên tới 40.000 người, nhưng đang bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều lần có kế hoạch nạo vét, khai thông nhưng chưa làm được vì không có vốn. Cửa biển Khánh Hội có trên 500 tàu khai thác thủy sản nhưng cũng trong tình trạng cửa sông bị sạt lở./.

TTXVN
Đăng ngày 28/10/2012
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 00:38 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 00:38 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 00:38 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 00:38 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 00:38 26/11/2024
Some text some message..