Cà Mau hướng tới kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Năm 2013, tỉnh Cà Mau phấn đấu nâng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,050 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm trước.

Ảnh minh họa: Phương Vy/TTXVN)

Theo đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo Hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (CASEP) chú trọng đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại, phát triển mở rộng và ổn định thị trường xuất khẩu hàng thủy sản; khuyến khích các doanh nghiệp ưu tiên đầu tư cải tiến công nghệ, máy móc hiện đại nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng và giá trị của mặt hàng thủy sản, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu và tăng sức cạnh tranh mặt hàng thủy sản.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh là tôm, cá và mực, xuất sang các thị trường Mỹ, Nhật, EU, Australia, Canada, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và thị trường tiềm năng ở một số nước châu Phi.

Toàn tỉnh hiện có 33 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh và bốn nhà máy chế biến bột cá, với công suất khoảng 180.000 tấn/năm; riêng chế biến hàng xuất khẩu xấp xỉ 160.000 tấn/năm.

Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Cà Mau chỉ đạo các cơ quan, sở, ngành chức năng từng bước cải cách về thủ tục hành chính, đồng thời thực hiện một số chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp như hỗ trợ vốn vay, hạ lãi suất cho vay hoặc giãn, giảm và miễn tiền thuế...

Từ đó, các doanh nghiệp tháo gỡ được một phần khó khăn, từng bước ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững - năng suất - hiệu quả, từng bước hình thành những vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung, áp dụng công nghệ tiên tiến, kiểm soát và xử lý kịp thời tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi, nhân rộng mô hình nuôi tôm theo quy trình VietGAP để cung cấp nguồn nguyên liệu sạch cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, tỉnh còn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi, giao thông và điện 3 pha phục vụ cho phát triển nuôi tôm công nghiệp; quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân khai thác đánh bắt xa bờ để nâng sản lượng chế biến hàng thủy sản đạt 107.000 tấn, góp phần đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong năm./.

TTXVN
Đăng ngày 03/01/2013

Cơ hội xuất khẩu thủy sản năm 2024 - 2025

Ngành thủy sản Việt Nam là ngành mới nổi với số lượng rất lớn và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2022, khối lượng xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD là cột mốc quan trọng; chúng tôi đặt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2024 và 12 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản cần một chiến lược dài hạn toàn diện và sự hỗ trợ rộng rãi từ mọi phía để giúp họ đảm bảo những gì họ muốn đạt được trong giai đoạn giữa 2024 và 2025.

Cá
• 10:18 14/06/2024

Tình hình xuất khẩu của các Ngành hàng thủy sản 2023 - 2024

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2023 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát toàn cầu, suy thoái kinh tế ở các thị trường lớn. Tuy nhiên, từ cuối năm 2023, xuất khẩu thủy sản đã có tín hiệu phục hồi và tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:02 13/06/2024

Tình hình xuất khẩu qua 5 tháng đầu năm 2024

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2024 ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với mức tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu thủy sản
• 09:30 06/06/2024

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nga

Sau một giai đoạn trì trệ do ảnh hưởng của cuộc xung đội Nga – Ukraine, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nga đã phục hồi và có xu hướng ngày càng tăng. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã tăng gấp đôi chỉ sau 3 năm.

Cá ngừ
• 10:00 24/05/2024

Nhân rộng mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Trong vài năm trở lại đây, nuôi tôm ứng dụng công nghệ Semi – Biofloc tại tỉnh Bình Định được áp dụng ngày càng rộng rãi trong các hộ dân. Đây là công nghệ nuôi tôm thương phẩm giúp giảm được dịch bệnh, tiết kiệm được chi phí sản xuất, kiểm soát tốt dư lượng kháng sinh trong con tôm thương phẩm, giúp nâng cao được giá thành sản phầm và thu nhập tăng hơn đáng kể so với trước đây.

Ao nuôi
• 13:38 17/06/2024

Thực khuẩn thể kiểm soát lây nhiễm Aeromonas Hydrophila trên cá

Thể thực khuẩn ngày càng được sử dụng làm tác nhân kiểm soát sinh học chống lại vi khuẩn gây bệnh. Một báo cáo phân lập được thực khuẩn thể Akh-2 từ đảo Geoje, Hàn Quốc kiểm soát bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn Aeromonas hydrophila.

Cá
• 13:38 17/06/2024

Men vi sinh cho ao nuôi tôm quảng canh

Nuôi tôm quảng canh là một phương pháp nuôi tôm phổ biến ở Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng nước và môi trường trong ao nuôi luôn là thách thức lớn đối với người nuôi tôm. Trong bối cảnh này, men vi sinh đã trở thành một giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe tôm và tăng năng suất.

Men vi sinh
• 13:38 17/06/2024

Giải thích hiện tượng tôm thường trốn dưới đáy khi trời mưa

Trời mưa mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và đời sống con người, nhưng với người nuôi tôm, mưa lại là một hiện tượng thiên nhiên đầy thách thức. Một trong những hành vi thường thấy là tôm thường trốn dưới đáy ao khi trời mưa.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:38 17/06/2024

Gỡ khó trong đăng ký tàu cá và cấp giấy chứng nhận đối tượng nuôi thủy sản chủ lực

Sáng ngày 14.6, UBND huyện Tuy Phước tổ chức họp bàn các giải pháp khắc phục những tồn tại, khó khăn trong đăng ký tàu thuyền và cấp giấy chứng nhận nuôi thủy sản chủ lực trên địa bàn huyện.

Cuộc họp
• 13:38 17/06/2024
Some text some message..