Cà Mau: Huy động mọi nguồn lực để phát triển ngành tôm

Cà Mau đã triển khai kế hoạch nuôi tôm tập trung với giải pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả, huy động mọi nguồn lực để thực hiện, vì sự phát triển ngành tôm bền vững, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cà Mau: Huy động mọi nguồn lực để phát triển ngành tôm
Thu hoạch tôm ở Cà Mau. Ảnh: BCM

Một số mục tiêu cụ thể

Phát triển ngành tôm Cà Mau trở thành trung tâm lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (đặc biệt là tôm sinh thái) với mô hình tổ chức sản xuất phù hợp, áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Cà Mau, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm tôm Cà Mau thông qua áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, cơ cấu lại phương thức nuôi và tổ chức lại sản xuất; xây dựng nền tảng cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững và hiệu quả cao hơn trong giai đoạn tiếp theo. 

Theo đó, từ năm 2017 - 2020, Cà Mau sẽ có tổng diện tích nuôi tôm nước lợ là 279.000ha; diện tích nuôi tôm càng xanh đạt 15.000ha. Với sản lượng nuôi tôm nước lợ khoảng 233.000 tấn, tôm càng xanh khoảng 4.500 tấn. Sản lượng tôm chế biến 133.000 tấn, trong đó chế biến hàng giá trị gia tăng trên 60%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu 1,8 tỷ USD. Giai đoạn 2020 - 2025, ngành sản xuất tôm tiên tiến, quy mô lớn được hình thành ở các vùng sản xuất trọng điểm; vùng nuôi tôm sinh thái, quảng canh cải tiến, tôm - lúa, tôm - rừng được áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm dựa trên các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu; hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật được đầu tư đồng bộ. Trong đó, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ 260.000ha, diện tích nuôi tôm càng xanh đạt 20.000ha. Sản lượng tôm nuôi nước lợ khoảng 320.000 tấn, tôm càng xanh khoảng 7.000 tấn. Sản lượng tôm chế biến khoảng 187.000 tấn, trong đó chế biến hàng giá trị gia tăng trên 80%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu 2,5 tỷ USD.


Tỉnh Cà Mau phấn đấu đến năm 2025, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD.

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp 

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Cà Mau đề ra nhiều giải pháp thực hiện, trong đó có các hoạt động xúc tiến thuộc Chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia của Chính phủ, Bộ Công thương; triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư hàng năm của tỉnh; nghiên cứu tổ chức, tham gia các hội chợ chuyên đề về thủy sản trong và ngoài nước; tìm kiếm, tiếp cận các thị trường tiềm năng khác ngoài các thị trường truyền thống: Mỹ, Nhật, EU... tạo điều kiện, giới thiệu các doanh nghiệp chế biến thủy sản hợp tác, đưa hàng hóa của doanh nghiệp vào hệ thống phân phối tại các nước nhập khẩu.

Tỉnh sẽ tiến hành quy hoạch phát triển các vùng nuôi hợp lý nhằm xây dựng vùng nguyên liệu tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn sản xuất với tiêu thụ thông qua hợp đồng liên kết, bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ nông dân tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (giống, canh tác...), tạo sự liên kết chặt chẽ trong toàn chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm chế biến.

Áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm, dựa trên các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu.

Khuyến khích và hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ và tổ chức quảng bá rộng rãi. Đồng thời tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại, triển khai các chính sách, các biện pháp kỹ thuật liên quan đến thương mại tôm. Kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm hoạt động đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và gian lận trong thương mại. Kết hợp các nguồn lực để đẩy mạnh phối hợp nghiên cứu, chuyển giao, tiếp nhận các quy trình công nghệ tiên tiến trong phát triển đàn tôm giống bố mẹ; nghiên cứu các biện pháp bảo vệ nguồn tôm sú bố mẹ tự nhiên ở vùng biển Cà Mau. Đảm bảo đủ số lượng tôm giống bố mẹ sạch bệnh, kháng bệnh để đáp ứng nhu cầu cho các trại sản xuất tôm giống. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để sản xuất tôm giống có chất lượng cao, tăng trưởng nhanh, kháng bệnh, đảm bảo nhu cầu về số lượng, chất lượng; chủ động sản xuất tại chỗ đáp ứng nhu cầu nuôi. Nghiên cứu, ứng dụng các quy trình công nghệ mới, tiên tiến trong nuôi tôm. Triển khai các mô hình canh tác theo tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng thủy sản tốt: VietGAP, GlobalGAP, BAP, ASC, CoC, sinh thái, hữu cơ... để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm và phát triển bền vững. Nghiên cứu tạo đột phá mô hình cấp nước biển sạch, sử dụng tiết kiệm nước trong nuôi tôm. Kiểm soát môi trường, phòng ngừa dịch bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu, cũng như kiểm soát vùng nuôi, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, Cà Mau sẽ đẩy mạnh việc ứng dụng các biện pháp quản lý tiên tiến trong nuôi tôm như ASC, tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt nhất (BAP), thực hành nông nghiệp tốt (GAP), thực hành quản lý tốt hơn (BMP), chuỗi hành trình sản phẩm (CoC), tôm sinh thái, tôm hữu cơ... quan tâm đến chứng nhận sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế; sản phẩm có truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý để truy xuất nguồn gốc, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh trên thị trường, đồng thời tăng cường quản lý vùng nuôi, kiểm tra, thống kê, phân loại các cơ sở nuôi, cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, thức ăn, vật tư; giám sát chất lượng theo quy định; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về lưu thông các sản phẩm bị cấm sử dụng trong nuôi, bảo quản và chế biến tôm. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nạn bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu, sớm chấm dứt tình trạng vi phạm này.

Tỉnh tập trung đủ, kịp thời nguồn lực và kinh phí để triển khai thực hiện các dự án trong Kế hoạch hành động Quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025; thực hiện tốt việc quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh, đặc biệt là các vùng nuôi tôm tập trung; thông tin kịp thời cho người nuôi tôm về tình hình thị trường, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường để hạn chế tối đa thiệt hại, chủ động các biện pháp sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất…

Kế hoạch hành động Quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 gồm một số mục tiêu quan trọng: Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm tôm đạt 10 tỷ USD (giá trị kim ngạch tôm nước lợ xuất khẩu là 8,4 tỷ USD); tổng diện tích tôm nước lợ đạt 750.000ha, diện tích nuôi tôm càng xanh tập trung đạt 50.000ha, nuôi tôm hùm đạt 1,3 triệu m3 lồng; tổng sản lượng tôm nuôi đạt 1,153 triệu tấn (tôm nước lợ đạt 1,1 triệu tấn; tôm càng xanh đạt 50.000 tấn và tôm hùm đạt 3.000 tấn).

Báo Cà Mau
Đăng ngày 29/06/2018
Chí Tín
Nuôi trồng

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 10:54 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:45 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:42 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 22:00 08/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 22:00 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:00 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 22:00 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 22:00 08/11/2024
Some text some message..