Cà Mau: Mỗi đêm mất vài thiên ốc, ngư dân thiệt hại hàng trăm tỷ đồng

Nhiều ngư dân làm nghề ốc bẫy mực ở Cà Mau phản ánh tình trạng mất ốc bẫy mực vẫn tiếp diễn hằng ngày, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

ốc bẫy mực
Tình trạng mất ốc bẫy mực ở vùng biển Cà Mau vẫn đang diễn ra. Ảnh Gia Bách

Trước đó, UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo Công an tỉnh phối hợp Bộ chỉ huy Bộ đội phòng tỉnh vào cuộc xác minh, làm rõ tình trạng mất ốc bẫy mực trên vùng biển Cà Mau. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn đang diễn ra.

Gánh nợ vì bị mất trộm ốc bẫy mực

Ngư dân Nguyễn Văn Đức (ấp Khánh Hưng A, xã Khánh Hải, H.Trần Văn Thời, Cà Mau) cho biết: "Ngày 24 tháng Chạp, tôi bị mất 9 thiên ốc (9.000 con), thiệt hại khoảng 300 triệu đồng".

Ngư dân Nguyễn Văn Đức chia sẻ, không có đất canh tác nên gia đình anh gắn bó với nghề ốc bẫy mực. Xây được nhà cửa khang trang cũng nhờ nghề này, nhưng mấy năm nay gia đình anh lâm cảnh nợ nần hàng trăm triệu đồng vì những lần bị mất ốc bẫy mực phải vay tiền để mua lại. "10 năm làm nghề ốc bẫy mực, tôi không nhớ nổi số lần bị mất ốc. Chỉ biết số nợ trên chủ yếu là do vay mượn để mua ốc bù vào lượng ốc mỗi lần mất trộm, hằng tháng phải đóng lãi ngân hàng hơn 7 triệu đồng", ngư dân Đức nói.

Nghề ốc bẫy mực phát triển tại tỉnh Cà Mau khoảng 20 năm nay. Người dân hành nghề dùng vỏ con ốc cột thành chuỗi thả xuống biển, mực tua với tập tính chui rúc sẽ tự chui vào vỏ ốc trú ngụ. Ngư dân chỉ cần kéo vỏ ốc lên sẽ bắt được mực. Cũng vì chỉ bắt duy nhất đối tượng mực tua nên nghề bẫy ốc rất ít sát hại nguồn lợi thủy sản và được cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau khuyến khích phát triển. Toàn tỉnh Cà Mau hiện có gần 200 ghe biển hành nghề ốc bẫy mực tập trung ở mặt biển Tây.

Ốc bẫy mực
Ốc bẫy mực. Ảnh Hà Anh

Mới đây nhất, ngày 28 Tết Nhâm Dần 2022, ngư dân Trần Văn Luận (ấp Thời Hưng, xã Khánh Bình Tây, H.Trần Văn thời) ra biển hành nghề ốc bẫy mực. "Đêm, tôi ngủ quên khoảng 2 tiếng đồng hồ. Thức dậy phát hiện có tiếng máy chạy, tôi liền điện đàm cho các ghe xung quanh cùng tuần tra. Đồng loạt gần chục ghe ốc nổ máy chạy quanh khu vực thả bẫy ốc. Khi đó, tôi nhìn thấy phương tiện của kẻ trộm nhưng họ sử dụng máy công suất lớn, tàu cá của chúng tôi không thể đuổi theo kịp", anh Luận kể.

Qua kiểm tra, anh Luận phát hiện mình bị mất hơn 3 thiên ốc; ông Trần Văn Quyền (cha anh Luận) mất khoảng 4,5 thiên; ghe anh Tính thả bẫy ốc gần đó cũng mất khoảng 3 thiên. Như vậy, hơn 10 thiên ốc trị giá hàng trăm triệu đồng bị kẻ trộm đưa đi ngay trước mắt các ngư dân.

"Làm năng suất không được cao nhưng mất thì số lượng quá nhiều. Chúng tôi phải đi vay công mượn tiền để mua lại ốc. Nếu không bị tình trạng mất trộm, trừ hết chi phí thì 1 năm tôi dư vài ba trăm triệu. Nhưng mất một cái thôi là kể như trắng tay. Ngư dân chúng tôi quá khổ về nạn ăn trộm trên biển rồi. Giờ cũng mong muốn làm sao cơ quan chức năng vào cuộc để điều tra, dẹp nạn trộm để ngư dân chúng tôi yên ổn làm ăn", anh Luận than.

Tình trạng mất ốc bẫy mực trên vùng biển Cà Mau đã diễn ra nhiều năm và các đối tượng trộm ngày càng liều lĩnh hơn. Cơ quan chức năng địa phương đã vào cuộc nhưng chưa thể xử lý dứt điểm.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 15/02/2022
Gia Bách
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 13:47 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 13:47 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 13:47 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 13:47 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 13:47 22/11/2024
Some text some message..