Cà Mau: Vụ lúa trên đất nuôi tôm - nông dân U Minh gặp khó

Vụ lúa trên đất nuôi tôm của huyện U Minh năm nay bắt đầu vào giữa tháng 9 dương lịch. Tuy nhiên, do lượng mưa đầu vụ ít nên việc rửa mặn không được như mong muốn, hiện có nhiều diện tích lúa bị thiệt hại.

lúa - tôm
Do thời tiết bất lợi, đến nay nông dân xã Nguyễn Phích mới bắt đầu cấy vụ lúa trên đất nuôi tôm.

Với 1 ha đất sản xuất lúa - tôm, ông Ðoàn Văn Lộc, Ấp 14, xã Khánh Hoà đã cấy vụ lúa đến nay được 20 ngày. Nhưng theo ông Lộc, lúa phát triển rất chậm. "Gia đình tôi sản xuất 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm đến nay đã hơn 10 năm, nhưng chưa có năm nào độ mặn trong vuông cao như năm nay. Mặc dù thời gian qua tôi rửa mặn phơi đầm thường xuyên nhưng độ mặn vẫn còn dao động khoảng 5-6%o. So với thời điểm năm 2014 trở về trước, với diện tích đất này, năm nào tôi cũng thu hoạch từ 200-250 giạ lúa, nhưng năm nay tình hình này chắc chẳng thu được bao nhiêu", ông Lộc cho biết.

Tại xã Nguyễn Phích, nhiều nông dân cũng đang gặp cảnh tương tự. Ông Lương Văn Vẹn, Ấp 6, cho biết: "Trên diện tích 1,5 ha, tôi cấy vụ lúa được 15 ngày, hiện lúa không phát triển được do độ mặn còn cao, khoảng 20-30% diện tích bị thiệt hại".

Ông Nguyễn Văn Ngọt, Trưởng Ấp 6, xã Nguyễn Phích, thông tin, vụ mùa năm nay, nông dân Ấp 6 đăng ký làm vụ lúa trên đất nuôi tôm 711 ha, đến nay mới xuống giống được khoảng 185 ha. Phần lớn các diện tích xuống giống kém phát triển. Nếu như đến khoảng giữa tháng 10 mà độ mặn trong vuông không giảm thì bà con không thể thực hiện hết diện tích sản xuất như đã đăng ký.

Ông Ðặng Trung Ðoàn, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Nguyễn Phích, cho biết, năm 2016 xã Nguyễn Phích được cấp trên giao chỉ tiêu làm vụ lúa trên đất nuôi tôm là 4.200 ha, đến thời điểm này bà con mới xuống giống được 135 ha, thấp hơn cùng kỳ năm 2015 là 3.000 ha.

Nguyên nhân diện tích vụ lúa - tôm năm nay thấp hơn so với cùng kỳ là bởi tình hình xâm nhập mặn khá cao, trong vuông tôm có thời điểm độ mặn lên đến 50%o. Bên cạnh đó, một phần là do lượng mưa trong tháng 7, tháng 8 không nhiều nên không đủ nước để bà con rửa mặn.

Ông Phạm Văn Sóng, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện U Minh, cho biết, theo lịch thời vụ, vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay kết thúc vào khoảng ngày 15/10. Do đặc thù nên huyện U Minh kéo dài đến 20/10 mới kết thúc.

Theo kế hoạch ban đầu, năm nay huyện xuống giống 18.860 ha lúa - tôm, nhưng qua khảo sát lại diện tích gieo mạ của bà con trong tháng 7 và đầu tháng 8 có một số diện tích mạ bị thiệt hại do nắng hạn kéo dài nên không đủ mạ để cấy hết diện tích. Ðến nay bà con mới xuống giống được 4.350 ha, tập trung nhiều nhất là xã Nguyễn Phích, Khánh An, Khánh Lâm và rải rác ở các xã còn lại.

Tuy nhiên, để hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm, hiện nay huyện U Minh được tổ chức hỗ trợ cho nông dân thuộc hộ nghèo trong huyện được 44 tấn lúa giống, 88 tấn phân. Trong những ngày qua, trên địa bàn huyện có mưa nhiều, huyện chỉ đạo Phòng NN&PTNT phối hợp với các ngành, UBND các xã, thị trấn khẩn trương tuyên truyền vận động bà con tranh thủ rửa mặn. Nơi hộ nào không còn mạ để cấy vụ lúa - tôm nên chọn giống ngắn ngày gieo sạ kịp thời, phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất năm 2016./.

Báo Cà Mau, 18/10/2016
Đăng ngày 19/10/2016
Bài và ảnh: Trọng Nguyễn
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 20:07 15/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 20:07 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 20:07 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 20:07 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 20:07 15/11/2024
Some text some message..