Cá ngừ nuôi Nhật Bản ra mắt thị trường

Hai công ty thủy sản lớn của Nhật Bản đang lên kế hoạch sớm tung sản phấm cá ngừ vây xanh với chu kỳ nuôi hoàn chỉnh tại Nhật Bản vào thị trường.

Cá ngừ nuôi Nhật Bản ra mắt thị trường
Nuôi cá ngừ ở Nhật Bản. Ảnh: wsj.com

Theo Inquirer.net, một trong hai công ty này là công ty Kyokuyo, dự định bắt đầu bán cá ngừ vây xanh trong tháng 11/2017 tới các chuỗi nhà hàng và các gian hàng cá tươi tại các cửa hàng bách hóa trên toàn quốc vào tháng 11 năm nay.

Công ty còn lại, Nippon Suisan Kaisha Ltd, cũng dự định bắt đầu đưa sản phẩm cá ngừ nuôi lần đầu tiên của công ty vào mùa đông này và đã đặt mục tiêu khối lượng tiêu thụ trong năm tài chính 2018 là 500 tấn và 1.000 tấn vào năm 2019.

Ý tưởng bán cá ngừ nuôi bắt đầu từ năm 2015 và đây dự kiến sẽ là xu hướng mới trên thị trường.

Cá ngừ vây xanh là nguyên liệu quan trọng để chế biến các món sushi cao cấp và Nhật Bản tiêu thụ khoảng 80% cá ngừ vây xanh trên thế giới.

Sản lượng cá ngừ vây xanh ở Thái Bình Dương đã giảm xuống khoảng 10% do nạn đánh bắt quá mức.

Tất cả các quốc gia đều phải tuân thủ hạn ngạch cho phép khai thác hàng năm, do vậy, sản phẩm cá ngừ vây xanh nuôi ngày càng được quan tâm.

Về vấn đề này, một quan chức cấp cao của Cơ quan Nghề cá đã tuyên bố rằng, việc phát triển cá ngừ vây xanh nuôi có thể là một bước tiến mạnh mẽ trong việc bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên.

Tuy nhiên, việc cắt giảm chi phí vẫn là một trở ngại cho việc mở rộng kỹ thuật canh tác vì phải mất 3 năm kể từ khi cá con mới nở đến khi thu hoạch đưa vào thương mại.

Hơn nữa, chỉ có một vài phần trăm cá con mới nở sống sót.

Sự phát triển của công nghệ giúp tăng tỷ lệ sống sót và các yếu tố khác sẽ là chìa khóa cho sự thành công trong ngành.

Giáo sư Isao Sakaguchi thuộc Đại học Gakushuin, chuyên gia về kiểm soát nguồn cá ngừ, vạch ra các mục tiêu cho phép sản xuất đại trà cá ngừ vây xanh.

Theo ông, cần phải xem xét tính bền vững của thức ăn trong nuôi cá ngừ, ví dụ như cá thu và cá sòng Nhật Bản. Điều quan trọng là cần phát triển thức ăn làm từ nguồn thực vật.

Năm 2002, Đại học Kindai trở thành tổ chức đầu tiên trên thế giới thành công trong việc nuôi cá ngừ vây xanh. Trong giai đoạn đầu, trứng lấy từ cá tự nhiên nở và được nuôi dưới sự trợ giúp của con người

Lặp đi lặp lại chu kỳ này giúp loại bỏ tính phụ thuộc vào trứng hoặc cá non từ tự nhiên, làm hạn chế các tác động tiêu cực đến các nguồn lợi thiên nhiên.

Để phân biệt với các phương pháp nuôi truyền thống là cá con bị đánh bắt và sau đó được nuôi đến khi trưởng thành, phương pháp này được gọi là phương pháp nuôi "hoàn chỉnh".

VASEP
Đăng ngày 01/11/2017
Diệu Thúy (Theo Thefishsite)
Thế giới

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 10:26 27/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 10:26 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 10:26 02/02/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 10:26 02/02/2025

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 10:26 02/02/2025

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 10:26 02/02/2025
Some text some message..