Cá phải sống trong bể sinh học Formosa: Quản lý thế nào?

Chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TN-MT về việc giám sát nước thải Formosa là rất đúng thực tế, nhưng lại khó thực hiện, khó quản lý, giám sát.

xu ly nuoc thai
Quy trình xử lý nước thải của Formosa

Chỉ đạo đúng, nhưng...khó!

Mới đây, trong chuyến đi thị sát, kiểm tra quá trình xử lý chất thải tại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, đã chỉ đạo tổ giám sát phải theo dõi chặt chẽ, trước khi xả thải ra biển chất thải phải được xử lý tại bể sinh học, tại đó cá phải sống và khỏe mạnh.

Trước chỉ đạo trên của Bộ trưởng, trao đổi với Đất Việt, ngày 8/9, GS.TSKH Dương Đức Tiến - nguyên giảng viên ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH quốc gia HN, người từng đi thực nghiệm, được xem trực tiếp quy trình xả thải của công ty này, cho biết: "Đây là chỉ đạo rất đúng và có tính thực tế của Bộ trưởng, bởi vì, khi nguồn nước không có chất gây ô nhiễm, trong thí nghiệm dùng nuôi thủy sản, cá sẽ nguyên thể không chết.

Nghĩa là trong điều kiện sinh vật sống được thì phải có hàm lượng ô xy thích hợp để phát triển, không có độc tố ảnh hưởng đến sự sống.

Quy trình cụ thể, nước sau khi đã qua các công đoạn xử lý bằng biện pháp khác nhau, sẽ cho vào bể sinh học, ở đó không chỉ cá mà các sinh vật khác như động vật nhiễm thể, các loại tảo, vẫn phát triển bình thường, thì nước đảm bảo chỉ số an toàn".

Thế nhưng, với số lượng chất thải hàng ngày lên tới 1,5 triệu tấn, theo ông Tiến, việc xử lý không hề đơn giản, sẽ mất nhiều công sức, bản thân ông vô cùng lo ngại điều này.

Vì thế, yêu cầu và thực hiện được theo chỉ đạo hay không là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau. Nhưng chúng ta phải nghiêm khắc đòi hỏi, không nên quá quan tâm đến chuyện xử lý của Formosa, vì đó là nhiệm vụ tất yếu của họ.

Để thực hiện được yêu cầu trên, việc đầu tiên Formosa phải làm đó là xây một bể xử lý rất lớn, có camera theo dõi, đây là cách để có thể chắc chắn nước thải ra môi trường có phải là từ bể sinh học hay không, nếu không làm được thì mọi việc chỉ là nói dối.

Chỉ rõ điểm mấu chốt để thực hiện hiệu quả, ông Tiến nói: "Một là, yêu cầu đối với Formosa phải hết sức khe khắt, không được làm theo các yêu cầu trong đánh giá tác động môi trường, vì ở đó chỉ là một số chuẩn mực hóa chất, bây giờ cần thêm chuẩn mực sinh học, làm lại ĐTM là chuẩn xác.

Hai là, VN cần kiểm tra chặt chẽ tất cả lượng nước thải trước khi ra ngoài, nó liên quan chặt chẽ đến chính quyền địa phương".

Quan trọng nhất vẫn là con người

Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Tác An - Nguyên Viện trưởng Viện hải dương học Nha Trang cho biết: "Trong phát triển quan trọng nhất là vấn đề biện pháp, các nước khác cũng phát triển, nhưng họ không có sự cố vì họ quản lý rất khoa học, đúng kỹ thuật, đúng quy trình.

Bộ trưởng đi thị sát đề ra chỉ đạo, yêu cầu như vậy tôi thấy rất tốt, cần đặt ra một chỉ tiêu trong bể sinh học, cá phải sống được, đó là chỉ tiêu dễ thấy nhất, cần phải làm.

Nhưng công nghệ sản xuất kém là hệ thống, do đó, ta phải kiểm soát từ khâu nguyên vật liệu đi vào, cụ thể là hóa chất, trong suốt quá trình sản xuất, chứ không kiểm soát từng mục được.

Vấn đề là phải có một cách quản trị kiểm soát bài bản, khoa học, toàn bộ cả hệ thống, còn nếu chỉ chú trọng 1 đoạn thì không giải quyết vấn đề. Đặc biệt, có thể mời các chuyên gia sắt thép vào tư vấn.

chat thai nha may
Chất thải từ nhà máy Formosa

Đó là việc khó, còn việc để cả có thể sống trong bể sinh học đơn giản và dễ làm nhất, trước đây, tôi đã đề xuất việc làm này từ tháng 6. Đây là cách để kiểm soát bùn thải đơn giản nhất, cho chảy ra hồ, thả cá vào xem có sống hay không.

Nhưng để làm được hay không, nói chung còn là trách nhiệm, là lòng tự trọng của con người, có kiểm soát ô nhiễm vì mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo môi trường hay không?".

Vấn đề đáng nói ở đây, theo ông An, việc đầu tư công nghệ xử lý này rất đắt, nên không thể không đặt ra trường hợp chủ đầu tư qua mặt, nước bể sinh học đó, không phải là nước thải ra biển.

Trường hợp này hoàn toàn có thể xảy ra, nếu như việc giám sát không có trình độ kỹ thuật, không có tâm vì phát triển bền vững thì cái gì cũng qua được. Cho nên bên cạnh việc kiểm soát hệ thống thì phải kiểm soát con người bằng trình độ năng lực.

Ở đây con người là chủ yếu nhất, cách quản lý của chúng ta đang vô cùng kém, nên ngoài việc đảm bảo công nghệ sản xuất thì cần có công nghệ kiểm soát, công nghệ kiểm tra, làm sao những con người thực hiện tốt hơn công nghệ.

Báo Đất Việt, 09/09/2016
Đăng ngày 09/09/2016
Châu An
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 06:28 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 06:28 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 06:28 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 06:28 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 06:28 22/11/2024
Some text some message..