Cá sấu từ 200 ngàn xuống 60 ngàn/kg, người nuôi đổ nợ

Cách nay hai năm, khi giá cá sấu lên tới hơn 200.000 đồng/kg, nhà nhà đã đổ xô nuôi cá sấu. Thế nhưng hiện nay không ít người đang dở khóc dở mếu do giá cá sấu chỉ còn 50.000-60.000 đồng/kg, mà muốn bán cũng không dễ.

ca sau 3 năm tuoi
Hơn 50 con cá sấu 3 năm tuổi được ông Hướng (Đồng Nai) kêu bán ba tháng nay nhưng chẳng thương lái nào chịu mua, dù giá chỉ còn 50.000 - 60.000 đồng/kg - Ảnh: NGUYỄN TRÍ

Theo các thương lái, giá cá sấu giảm mạnh do thị trường Trung Quốc (tiêu thụ hơn 90% lượng cá sấu VN) hiện không còn ăn hàng nhiều. Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu cá sấu bằng đường chính ngạch không hề dễ dàng.

Càng nuôi càng lỗ

Chỉ chúng tôi xem trại nuôi với hơn 100 con cá sấu, bà Ngô Thị Nhài (Vĩnh Cửu, Đồng Nai) cho biết hai năm trước, khi thấy giá cá sấu tăng cao và lại dễ nuôi, gia đình bà quyết định bán đàn heo gom tiền mua cá sấu giống về nuôi. Thế nhưng giá cá sấu liên tục giảm mạnh, càng nuôi càng lỗ.

Tháng trước, thương lái hỏi mua với giá 75.000 đồng/kg, gia đình bà không bán bởi hi vọng giá tăng trở lại. Nhưng không những không tăng, hiện giá cá sấu chỉ còn 60.000 đồng/kg mà vẫn khó bán.

“Sau hai năm với tổng chi phí con giống và thức ăn lên tới 1,8 triệu đồng/con, nhưng đến nay nếu bán ra chỉ thu được xấp xỉ... 800.000 đồng/con, lỗ hơn trăm triệu đồng. Nhưng chắc tui cũng phải bán vì không còn gì có thể bán để trả nợ, mà để nuôi càng thua lỗ thêm” - bà Nhài than.

Cũng trong giai đoạn giá cá sấu thịt lên đến 200.000 đồng/kg cách nay hai năm, ông Đinh Phước Hải (Bình Lợi, Bình Chánh, TP.HCM) quyết định vay cả tỉ đồng mở rộng trang trại với hơn 30 chuồng, nuôi khoảng 3.000 con.

Tuy nhiên, hi vọng làm giàu bằng nghề nuôi cá sấu của gia đình ông Hải tan thành mây khói khi giá cá sấu liên tục giảm mạnh, mới năm trước còn có giá 100.000 đồng/kg thì đến nay chỉ còn 60.000 đồng/kg.

“Cứ thấy giá cá rớt mỗi ngày mà xót cả ruột. Tôi bán khoảng 1.000 con, chịu lỗ 500-600 triệu đồng, nhưng nếu tiếp tục nuôi có khi còn lỗ nặng hơn do chi phí chăm sóc rất lớn” - ông Hải nói.

Số cá còn lại trong trại lên tới 2.000 con, ông Hải dự tính phải bán trong nay mai vì không kham nổi tiền thức ăn lên tới cả trăm triệu đồng/tháng.

Theo ông Hải, tiền giống cá sấu khoảng 550.000 đồng/con, thức ăn và thuốc cho cá khoảng 700.000 đồng/con nuôi trong hai năm, tính ra tổng chi phí cho mỗi con cá sấu (có trọng lượng trung bình 12kg/con) vào khoảng 1,3 triệu đồng/con.

Với mức giá 60.000-65.000 đồng/kg hiện nay, người nuôi lỗ 500.000-600.000 đồng/con chưa tính tiền công chăm sóc, điện, nước...

Mặc dù vậy, không phải ai cũng bán được cá sấu dù giá giảm mạnh. Ông Nguyễn Hữu Hướng (Hiếu Liêm, Vĩnh Cửu, Đồng Nai) - chủ đàn cá sấu 50 con - cho biết đã liên hệ với cả chục thương lái suốt ba tháng qua nhưng ai cũng hẹn tới hẹn lui rồi biệt tăm.

“Cá sấu nuôi hơn ba năm nên mỗi con nặng 35-40kg và bị xếp vào loại 2, 3 nên họ chỉ trả 50.000 đồng/kg. Với giá này tôi lỗ 1,5 triệu đồng/con. Khổ nỗi dù chấp nhận bán nhưng đầu năm đến giờ cả chục mối lái cứ hẹn tới hẹn lui rồi lặn luôn” - ông Hướng than.

Lại “chết” với thị trường Trung Quốc

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sau khi giá cá sấu bị đẩy lên 200.000 đồng/kg cách nay hai năm, hàng loạt người dân tại các địa phương đua nhau đầu tư nuôi cá sấu. Và khoảng 90% lượng cá sấu của VN trong những năm qua đều được xuất qua Trung Quốc chủ yếu bằng đường tiểu ngạch.

Tuy nhiên khi thị trường này chậm ăn hàng vì nhiều lý do, giá cá sấu bắt đầu giảm mạnh và ứ đọng nhiều. Tại một số địa phương khu vực ĐBSCL, số lượng cá sấu hiện đang tồn đọng lên tới hàng trăm ngàn con.

Tại Đồng Nai, theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, hiện trong gần 200.000 con cá sấu đăng ký nuôi trên địa bàn thì chỉ khoảng 25% bán được và hầu hết giá bán dưới 70.000 đồng/kg.

Ông Tôn Thất Hưng, giám đốc Công ty cá sấu Hoa Cà (TP.HCM), cho biết đây là mức giá thấp nhất từ trước đến nay, nên ngay cả người nuôi tốt nhất cũng bị lỗ 30.000-40.000 đồng/kg.

Bà Nguyễn Thị Lan - thương lái chuyên mua cá sấu tại Sa Đéc (Đồng Tháp), từng xuất hơn 1.000 con cá sấu sang Trung Quốc trong năm trước bằng đường tiểu ngạch - thừa nhận từ đầu năm đến nay rất ít thương lái xuất được qua thị trường này bằng con đường tiểu ngạch quen thuộc, hàng loạt thương lái đã phải chuyển nghề.

Ngoài lý do bị cơ quan quản lý VN xử lý nếu không đáp ứng các điều kiện, việc xuất cá sấu bằng đường tiểu ngạch cũng bị những đầu mối chính bên Trung Quốc thao túng.

“Một số đầu mối lớn Trung Quốc liên kết với nhau, tạo đội chân rết đến tận hộ nuôi tại VN gom mua và cam kết chỉ mua hàng của những chân rết này. Thương lái Việt bị đánh bật vì không biết bán cho ai, nên chỉ còn người Trung Quốc tung hoành” - bà Lan khẳng định.

Trong khi đó, theo bà Lan, việc xuất khẩu chính ngạch cũng gặp nhiều trở ngại do việc cấp giấy phép xuất rất chậm. “Dù đã gửi đơn xin giấy phép xuất 2.000 con qua Trung Quốc nhưng đầu năm đến nay tôi vẫn chưa được cấp, nguy cơ phải đền bù hợp đồng” - bà Lan nói.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lâm Tùng Quế, giám đốc Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã (thuộc Chi cục Kiểm lâm TP.HCM), cho biết việc giải quyết cấp phép xuất khẩu chính ngạch đối với cá sấu chậm nhất trong vòng một tuần, nhưng việc đảm bảo được điều kiện để xuất khẩu không phải là điều dễ dàng.

Do nằm trong danh mục động vật hoang dã, cá sấu VN chịu quản lý chung của tổ chức cấp phép quốc tế.

“Muốn được cấp giấy phép xuất khẩu phải thỏa 14 điều kiện của tổ chức này. Trong đó điều kiện tiên quyết là trại nuôi phải có tuổi đời từ 14 năm trở lên, đồng nghĩa với việc cá xuất bán phải là con của cá thế hệ F2, trong khi cả nước mới chỉ có chín đơn vị đáp ứng được điều kiện này” - ông Quế nói.

Số trại nuôi cá sấu giảm mạnh

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai, cuối năm 2014 toàn tỉnh chỉ có 229 trại nuôi cá sấu nhưng hiện đã có 431 trại, lượng cá sấu cũng tăng vọt từ 127.000 con lên gần 200.000 con. Nếu tính từ năm 2011 thì lượng cá sấu tăng lên gấp 3,5 lần.

Tuy nhiên, số trại nuôi cá sấu đã bắt đầu giảm và sẽ giảm mạnh trong năm tới do nhiều người nuôi thua lỗ, bỏ chuồng. Tại TP.HCM, theo ông Quế, số trại nuôi cá sấu cũng đang có xu hướng giảm mạnh, hiện chỉ còn 40 trại so với 51 trại nuôi vào đầu năm và khả năng năm tới chỉ còn 25-30 trại do bị thua lỗ.

Báo Tuổi Trẻ, 25/09/2016
Đăng ngày 25/09/2016
Nguyễn Trí
Nuôi trồng

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 10:52 18/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:25 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 10:30 17/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 09:29 16/12/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:16 19/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 08:16 19/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 08:16 19/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:16 19/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 08:16 19/12/2024
Some text some message..