Cá thát lát cườm ở Đức Linh

Đến năm 2015, huyện Đức Linh tập trung phát triển nuôi cá thát lát cườm tại các vùng đã quy hoạch nuôi tập trung, gồm Võ Xu 20 ha, Đa Kai 70 ha, Vũ Hòa 35 ha, Đức Tài 24 ha. Đồng thời ưu tiên phát triển, đẩy mạnh phong trào tại các xã có Chi hội nghề cá như Đông Hà, Trà Tân, Đức Hạnh, Đức Tín, Nam Chính.

Cá thát lát cườm
Cá thát lát cườm

Từ thực tế khó khăn

Đức Linh hiện có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 1.000 ha. Trong đó, đối tượng nuôi chủ yếu là các loại cá thông thường có giá trị kinh tế thấp như trắm cỏ, mè, chép, rô phi, cá trôi… Những năm qua, tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện đang có xu hướng chậm lại. Nguyên nhân do diện tích nuôi phân tán, không tập trung, thị trường tiêu thụ bấp bênh, đối tượng nuôi chưa có sức cạnh tranh cao. Bên cạnh đó, hình thức nuôi chủ yếu quảng canh, bán thâm canh quy mô nhỏ. Trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu ở các địa bàn lân cận như Tánh Linh, Định Quán - Đồng Nai. Mặt khác, trên địa bàn huyện chưa tập trung nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao, đặc biệt các đối tượng phục vụ chế biến xuất khẩu...

Xuất phát từ thực trạng đó, vào thời điểm cuối năm 2012, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đức Linh đã xây dựng đề án nuôi cá thát lát cườm. Qua đó, mục tiêu giúp nông dân tiếp cận, nắm bắt đối tượng nuôi mới, tạo vùng nguyên liệu, thị trường ổn định, tăng thu nhập trong sản xuất. Đây cũng là một trong những mô hình phát triển sản xuất khu vực nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Mô hình hứa hẹn hiệu quả kinh tế

Đến tháng 2/2013, Đề án phát triển nuôi cá thát lát cườm, giai đoạn 2013 - 2015 đã được UBND huyện Đức Linh chính thức phê duyệt. Ông Trương Quang Đến- Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đức Linh cho biết, trong năm 2013, địa phương tiến hành hỗ trợ giống để người dân tiếp cận với đối tượng nuôi mới và tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật. Theo đó, trong tháng 5/2013, huyện đã hỗ trợ nông dân thả giống với diện tích 5 sào, tại 5 hộ có đủ điều kiện nuôi ở Trà Tân, Đức Tín, Đức Tài, Võ Xu, Nam Chính. Tham gia mô hình, bà con được hỗ trợ 100% giống và vật tư, tập huấn kỹ thuật theo chính sách khuyến nông, với tổng mức hỗ trợ trong năm 2013 là 33,5 triệu đồng.

Được biết, giá giống thát lát cườm từ 3.000 - 5.000 đồng/con. Từ ngày thả cá giống vào ao nuôi đến khi thu hoạch là 10 tháng. Lúc này, trọng lượng mỗi con cá thát lát cườm đạt khoảng 1,2kg. Với giá bán ở thị trường hiện nay từ 60.000 - 90.000 đồng/kg, người nuôi có thể yên tâm đầu tư và hưởng lợi. Đặc biệt, đối với bà con tham gia mô hình nuôi cá thát lát cườm ở Đức Linh, Phòng Nông nghiệp huyện sẽ tiến hành liên kết với một số doanh nghiệp ngoài tỉnh để thu mua, bao tiêu sản phẩm. Đồng thời khuyến khích phát triển hình thức ký hợp đồng giữa doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với người nuôi hoặc đại diện các hộ người nuôi với các tổ chức kinh tế hợp tác.

Mặc dù việc triển khai thực hiện nuôi cá thát lát cườm đang bước vào giai đoạn đầu, với không ít những khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, đề án đang từng bước định hướng cho người dân huyện Đức Linh một cách làm mới, góp phần nâng cao giá trị, hiệu quả trên đơn vị diện tích. Hơn thế nữa, mục đích mà đề án hướng đến là khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu cá thát lát. Trong đó coi trọng phát triển kinh tế hộ để tận dụng nguồn lực của địa phương, tạo việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân.

Cá thát lát cườm (còn gọi là cá nàng hai) là loài cá nước ngọt, có kích thước tăng trưởng nhanh hơn cá thát lát bản thường, sống nhiều ở các nước như Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma... Ở nước ta, cá thát lát cườm tập trung từ khu vực miền Trung trở vào. Đây là loài cá có chất lượng thịt ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn cao cấp. Trong tự nhiên, cá bị khai thác quá mức nên đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Hiện nay, các cơ sở sản xuất có thể lai tạo giống giúp người nuôi chủ động hơn, không phải phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên.

baobinhthuan.com.vn
Đăng ngày 29/05/2013
KIỀU HẰNG
Nuôi trồng

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 10:52 18/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:25 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 10:30 17/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 09:29 16/12/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:52 19/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 04:52 19/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 04:52 19/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:52 19/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 04:52 19/12/2024
Some text some message..