Cá thu đao trước nguy cơ tuyệt chủng vì khai thác quá mức

Ít nhất 8 quốc gia đồng ý cắt giảm hạn ngạch đánh bắt cá thu đao xuống 40% để đảm bảo phát triển bền vững, trong bối cảnh loài này suy giảm nghiêm trọng.

Cá thu đao một trong những nguồn lợi thủy sản được báo động đỏ hiện nay.

Báo động đỏ

Động thái được mô tả là “đáng được hoan nghênh” này được loan đi tại hội nghị trực tuyến kéo dài ba ngày từ từ 23 đến 25 tháng 2 năm nay do Hiệp hội các quốc gia là thành viên Ủy ban Nghề cá Bắc Thái Bình Dương tổ chức.


Cá thu đao nói riêng và các nguồn lợi thủy sản nói chung tại các ngư trường đều bị suy giảm nghiêm trọng. Ảnh: JapanTimes

Theo đó đã có tám quốc gia và vùng lãnh thổ cam kết, nhất trí cắt giảm 40% hạn ngạch đánh bắt cá thu đao Thái Bình Dương ở khu vực Bắc Thái Bình Dương để đảm bảo nghề cá bền vững.

Cụ thể bao gồm Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga, đã đồng ý hạ mức đánh bắt cá thu đao Thái Bình Dương từ 556.250 tấn hiện nay xuống còn 333.750 tấn.

Hội nghị trực tuyến lần này được tổ chức nhằm đề ra các chiến lược bảo tồn nguồn cung cá thu đao Thái Bình Dương, vốn đã bị suy giảm mạnh trong những năm gần đây.

Các đại biểu từ tám nền kinh tế đã thông qua hạn ngạch đánh bắt cá thu đao Thái Bình Dương, nơi chủ yếu do các đội tàu đánh bắt của Trung Quốc và lãnh thổ Đài Loan khai thác mỗi năm đạt 330.000 tấn, nay sẽ giảm xuống 198.000 tấn.

Trong khi đó, Nhật Bản và Nga sẽ vẫn duy trì mức sản lượng khai thác thủy hải sản tổng hợp không quá 135.750 tấn trong vùng đặc quyền kinh tế của họ.

Mặc dù đã nhất trí cắt giảm sản lượng đánh bắt cá thu đao, tuy nhiên các quốc gia đã không đạt được đồng thuận về hạn ngạch cụ thể đối với từng quốc gia.

Nhật Bản, quốc gia đề xuất cắt giảm coi cuộc họp vừa qua là một bước tiến nhưng bày tỏ hy vọng cộng đồng đánh bắt toàn cầu có thể tái xây dựng một ngành thủy sản bền vững hơn cho các thế hệ tương lai.

Sản lượng đánh bắt cá thu đao của Nhật Bản, một loài thủy sản vụ thu phổ biến thường đạt khoảng từ 400.000 đến 600.000 tấn cách nay 60 năm nhưng đã giảm xuống chỉ còn 40.000 tấn vào năm 2019.


Sản lượng đánh bắt cá thu đao của Nhật Bản từ năm 1989 đến 2019 (đơn vị nghìn tấn). Đồ họa: Nippon.com

Theo Hiệp hội Thủy sản Thái Bình Dương, sản lượng khai thác cá thu đao Thái Bình Dương của Nhật Bản năm 2019 giảm 66% so với cùng kỳ năm 2018, xuống còn 40.517 tấn, đánh dấu mức thấp nhất kể từ khi thống kê lần đầu tiên được ghi nhận.

Cá thu đao là cá gì?

Cá thu đao sinh sống phổ biến ở các vùng ôn đới và cận Bắc Cực của Thái Bình Dương. Theo các nhà khoa học, một trong số những yếu tố chính gây ra sự sụt giảm sản lượng đánh bắt cá thu đao bao gồm tác động của nhiệt độ nước biển tăng do trái đất nóng lên cũng như hoạt động của các tàu đánh cá lớn từ Trung Quốc và Đài Loan.


Cận cảnh loài cá thu đao Thái Bình Dương. Ảnh: NP

Cá thu đao có tên khoa học là Cololabis saira là một loài cá có miệng nhỏ, cơ thể thuôn dài, có nhiều vây nhỏ, đuôi nhỏ chẻ đôi. Màu sắc của cá từ xanh đậm đến xanh lam ở mặt lưng, màu bạc bên dưới, và có những đốm nhỏ màu xanh sáng phân bố ngẫu nhiên ở hai bên.

Cá thu đao trưởng thành trung bình dài khoảng 25-30 cm, nhưng nó có thể dài tới 40 cm và nặng khoảng 180 gram vào mùa thu. Tuổi đời cao nhất của cá thu đao là bốn năm. Cá thu đao là loài cá sống trên bề mặt nhưng khi bị đánh bắt nó có thể lặn sâu xuống tới 230 m.

Nhiệt độ ưa thích của quần thể cá thu đao Thái Bình Dương là khoảng 15-18°C, đồng thời nó cũng là loài di cư cao. Những con trưởng thành thường được tìm thấy ở ngoài khơi hoặc gần bề mặt đại dương. Cá con và trứng cá thu đao thường lẫn với rong biển trôi dạt.

Thức ăn của cá thu đao thường là động thực vật phù du như nhuyễn thể, giáp xác nhỏ chân kiếm, và những quả trứng hoặc ấu trùng của các loài cá khác. Cá thu đao là loài tiêu hóa thức ăn nhanh hơn rất nhiều so với hầu hết các loài cá khác do hệ tiêu hóa ngắn và thẳng.


Cá thu đao nổi tiếng ngon và giá cả vừa phải đang dần trở nên xa tầm tay của người dân. Ảnh: NHK

Dầu cá thu đao chứa hàm lượng đáng kể axit béo không bão hòa n-3 (PUFA) và axit béo không bão hòa đơn chuỗi dài (LCMUFA).

Cá thu đao cũng có ở nhiều vùng biển của Việt Nam và thường được đánh bắt chủ yếu vào tháng 9-10. Loại cá này rất dễ chế biến nhưng cách chế biến phổ biến nhất là nướng nguyên con hoặc có thể dùng làm sashimi, chiên xù, áp chảo hoặc đóng hộp...

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 05/03/2021
Kim Long
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 10:51 21/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 10:51 21/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 10:51 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:51 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:51 21/12/2024
Some text some message..