Cá tra lại bị EU cảnh báo

Mới đầu năm, cá tra Việt Nam đã nhận được những cảnh báo từ khách hàng EU do sử dụng những chất phụ gia thực phẩm không được phép tại thị trường này.

Chế biến cá tra XK

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), ngày 27/1, Cty Seafood Connection B.V Hà Lan, một khách hàng chuyên NK thủy hải sản từ Việt Nam, nhất là NK cá tra đông lạnh, đã gửi thư cho Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), thông báo về việc một số DN Việt Nam sử dụng chất phụ gia E500/E501 (các muối carbonat hydro carbonat, sesquicarbonat của kali và natri) trong chế biến các sản phẩm philê cá tra đông lạnh.

Cty Seafood Connection B.V Hà Lan bày tỏ lo ngại rằng điều này sẽ dẫn đến việc từ chối NK các lô hàng philê cá tra đông lạnh của Việt Nam vào EU. Qua đó tạo ra thêm các vụ bê bối thực phẩm liên quan đến cá tra Việt Nam, làm giảm lòng tin của khách hàng và người tiêu dùng EU đối với sản phẩm cá tra.

Đây không phải là lần đầu tiên cá tra thành phẩm bị cảnh báo về việc sử dụng các chất phụ gia nói trên. Hồi tháng 7 năm ngoái, NAFIQAD đã có thông báo cho hay: Cục này đã nhận được thông tin cảnh báo từ một số nhà NK EU về việc phát hiện ra một số lô hàng cá tra NK từ Việt Nam có sử dụng phụ gia E500 (Natri Carbonat) và E501 (Kali Carbonat).

Việc sử dụng các chất phụ gia nói trên trong chế biến cá tra XK sang EU là trái với cả quy định của EU lẫn quy định của nước ta. Bởi theo Quy định (EC) số 1333/2008 của Ủy ban Châu Âu, có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/6/2003, các chất E500 và E501 đều không có tên trong Danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong chế biến thủy sản.

Còn ở nước ta, theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm, các phụ gia thuộc nhóm INS500 (Natri Carbonat, Natri Hydro Carbonat, Natri sesquicarbonat) và INS501 (Kali Carbonat, Natri Hydrogen Carbonate), chỉ được sử dụng trong các sản phẩm thủy sản là cá bao bột, cá philê bao bột và sản phẩm thủy sản bao bột đông lạnh, kể cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai.

Như vậy, các sản phẩm philê cá tra đông lạnh không được phép sử dụng chất phụ gia E500 và E501. Do đó, nếu các DN Việt Nam sử dụng các chất phụ gia này trong chế biến philê cá tra đông lạnh, khi lô hàng được đưa sang EU mà bị cơ quan chức năng bên đó phát hiện ra, chắc chắn sẽ bị cảnh báo và có thể bị trả về.

Khi ấy, không chỉ DN bị thiệt hại về uy tín, kinh tế mà còn làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh cá tra Việt Nam tại thị trường EU, là nơi đã từng có nhiều thông tin bôi nhọ về con cá tra Việt Nam trong những năm qua.

Chính vì thế, hồi tháng 7 năm ngoái, NAFIQAD đã có công văn yêu cầu các DN chế biến thủy sản phải nghiêm túc tuân thủ các quy định về phụ gia thực phẩm của EU khi XK sang thị trường này. NAFIQAD cũng yêu cầu các Trung tâm chất lượng Nông lâm thủy sản vùng từ 1- 6, tiến hành phổ biến cho các DN thủy sản trên địa bàn các quy định của EU và Việt Nam về phụ gia thực phẩm.

Đồng thời tăng cường kiểm tra việc sử dụng phụ gia thực phẩm của các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn, bảo đảm tuân thủ đúng quy định của Việt Nam và các nước NK trong quá trình kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP và kiểm tra lô hàng trước khi XK. Thế nhưng, bất chấp những cảnh báo và yêu cầu ấy, đến đầu năm nay, vẫn có những lô hàng cá tra philê đông lạnh của Việt Nam bị nhà NK phát hiện có sử dụng các chất phụ gia E500 và E501.

Trước tình hình đó, ngày 7/2 vừa rồi, VASEP đã phải gửi công văn tới các DN thành viên đang chế biến, XK cá tra. Theo đó, để tuân thủ các quy định ATTP của Việt Nam và EU, bảo đảm uy tín của hàng thủy sản Việt Nam và không gây ảnh hưởng tới hình ảnh cá tra Việt Nam nhất là tại châu Âu, VASEP yêu cầu các DN chế biến cá tra chỉ sử dụng các chất phụ gia E500 và E501 trong chế biến những sản phẩm bao bột, và dứt khoát không sử dụng khi chế biến sản phẩm philê cá tra đông lạnh.

Báo Nông Nghiệp Việt Nam, 12/02/14
Đăng ngày 13/02/2014
THANH SƠN
Kinh tế

Xuất khẩu cá tra xuống mức thấp nhất năm

Dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng kết quả 179 triệu USD kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 10 là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tới nay. Mức tăng trưởng XK so cùng kỳ năm trước cũng thấp nhất trong các tháng. Luỹ kế tới hết tháng 10 XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 12:03 21/11/2022

Tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra hồi phục trở lại

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,8 tỷ USD – một con số lạc quan cho các doanh nghiệp ngành hàng này. Xuất khẩu cá tra trong 3 tháng gần đây đã tụt dần khỏi mức đỉnh 310 triệu USD hồi tháng 4, nhưng đã có xu hướng hồi phục trở lại từ tháng 8.

Cá tra
• 10:29 26/09/2022

Nâng cao thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới

Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với tháng 7-2022, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,8 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 10:54 14/09/2022

Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
• 15:21 13/09/2022

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 08:13 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 08:13 28/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 08:13 28/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 08:13 28/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 08:13 28/04/2024