Cá tra sang EU liên tục sụt giảm và bài học xây dựng hình ảnh

Theo đánh giá của chuyên gia, các nhà xuất khẩu cá tra của Việt Nam cần thay đổi tư tưởng về việc giảm hay giữ giá để giữ thị trường, đồng thời phải cùng nhau xây dựng chiến lược để cải thiện hình ảnh cá tra tại Châu Âu thì mới cải thiện được tình hình xuất khẩu sụt giảm.

cá tra
Ảnh minh họa

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tính đến hết tháng 10/2016, xuất khẩu cá tra sang thị trường EU đạt 217,7 triệu USD, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, đã 3 năm nay, xuất khẩu cá tra sang EU sụt giảm liên tiếp và chưa có dấu hiệu phục hồi.

Theo Vasep, trong chặng đường 10 năm cá tra Việt Nam tại thị trường EU, xuất khẩu cá tra sang thị trường này chia làm 2 giai đoạn. Một là giai đoạn phát triển tăng trưởng và hai là giai đoạn giảm dần đều.

Cụ thể, từ giá trị xuất khẩu 139,3 triệu USD (năm 2005), tăng lên 579,8 triệu USD (năm 2008), trong vòng 4 năm, giá trị XK cá tra sang EU tăng 4 lần.

Số lượng doanh nghiệp tham gia cũng tăng gấp 2 trong vòng 4 năm này, từ 67 doanh nghiệp lên 128 doanh nghiệp đến 148 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường EU vào năm 2009. Và cũng kể từ năm 2009, giá trị XK cá tra sang thị trường này cũng bắt đầu giảm dần và đạt 285,1 triệu USD vào năm 2015 (tức giảm 1,8 lần so với năm 7 năm trước đó).

Theo ông Jean Charles Diener, Giám đốc - Người sáng lập OFCO Sourcing Việt Nam, sự tăng trưởng quá vội của cá tra Việt Nam tại EU cũng chính là mối rủi ro và hệ quả. Đến năm 2009, 98% sản phẩm cá tra Việt Nam XK sang thị trường EU vẫn ở dạng cá tra phile đông lạnh, năm 2015, tỷ trọng này có thay đổi chút ít nhưng cá tra phile đông lạnh vẫn chiếm 95% tổng XK. Sự gia tăng XK tại thị trường này khiến cho DN Việt Nam chọn cách tiếp cận và thị trường bằng sản phẩm giá rẻ. Tuy nhiên, chính việc này đã làm “gậy ông đập lưng ông”.

Cá tra Việt Nam được công nhận có những thế mạnh về giá cả phải chăng, hương vị thơm, đã được rút xương và dễ chế biến, cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm cá thịt trắng bản địa. Nhưng chính vì tiêu chí giá rẻ đã khiến cá tra Việt Nam bị một số nhóm cạnh tranh lợi ích với cá tra tại Đức, Pháp, Tây Ban Nha truyền thông tiêu cực. Họ đánh vào tâm lý coi ngành cá tra Việt Nam là ngành sản xuất thiếu kiểm soát và có vấn đề về chất lượng, an toàn thực phẩm và những lo ngại về môi trường, sức khỏe và an sinh xã hội.

Chiến dịch bôi xấu này tập trung tại một số quốc gia từ năm 2008 - 2011 đã khiến chỉ trong vài tuần, nhu cầu tiêu thụ cá tra tại Bắc Âu giảm sút nghiêm trọng, lượng tiêu thụ giảm từ 3-4 lần.

Tại “Diễn đàn chính sách thương mại - An toàn vệ sinh thực phẩm: Cơ hội và thách thức đối với DN XK Việt Nam” do Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức cuối tháng 11/2016 ở Hà Nội, ông Jean Charles Diener cũng cho rằng, DN XK cá tra Việt Nam đã từng tiếp cận EU một cách “sai hướng”. Ông dẫn chứng tại Tây Ban Nha – một trong 5 thị trường NK cá tra lớn nhất tại khu vực này.

Từ mức giá NK trung bình 3,4 USD/kg vào những năm 2003 - 2005, giá cá tra chỉ còn 2 - 2,2 USD vào năm 2013. Giá quá thấp khiến cho các nhà XK và bán lẻ EU không có lợi nhuận, đi đôi với việc chất lượng không được cải thiện khiến cá tra mất dần dần thị phần. Cá tra Việt Nam phát triển quá vội vã nhưng theo Hệ thống cảnh báo nhanh của EU thì không có vấn đề gì về vấn đề an toàn thực phẩm. Vậy thì, cạnh tranh bằng giá giảm và chưa chú trọng vào việc tăng sản phẩm chất lượng cao chính là vấn đề.

Cho đến tận hôm nay, sự tăng trưởng của cá tra Việt Nam chính là bởi việc mở cửa của các thị trường mới chứ không phải là việc đấy mạnh bán hàng. Phát triển “nóng” nhưng cá tra không thoát khỏi “chu kỳ xấu” về sự sụt giảm XK. Để chu kỳ này chấm dứt, các nhà XK Việt Nam cần thay đổi tư tưởng về việc giảm hay giữ giá để giữ thị trường, đồng thời phải cùng nhau xây dựng chiến lược để cải thiện hình ảnh cá tra tại Châu Âu – Jean Charles Diener, Giám đốc - Người sáng lập OFCO Sourcing Việt Nam nhấn mạnh.

Doanh Nghiệp VN, 16/12/2016
Đăng ngày 20/12/2016
Tạ Hà
Doanh nghiệp

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 15:57 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 15:57 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 15:57 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 15:57 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 15:57 27/11/2024
Some text some message..