Cá tra xuất khẩu: Giá không phải là “lực hút”

Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU trong 4 tháng gần đây tăng mạnh trở lại cho thấy yếu tố giá thấp, sản phẩm thô như trước đây không còn là chiến lược đúng đắn để thu hút người tiêu dùng của khu vực này.

Xuất khẩu cá tra sang EU
Sản phẩm cá tra chế biến hút khách. Hình minh họa

Sản phẩm cá tra chế biến hút khách

4 đầu năm 2017, xuất khẩu (XK) cá tra chế biến sang thị trường EU tăng rất mạnh - 89,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản phẩm cá tra chế biến (thuộc mã HS16) XK sang Tây Ban Nha tăng hơn 1.096%, sang Hà Lan tăng 228,3% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong khi đó, nếu nhìn vào con số thống kê sẽ cho thấy, kể từ năm 2011 đến cuối năm 2016, XK cá tra sang thị trường EU giảm liên tiếp từ 1-19%. Trong đó từ 97-98% sản phẩm cá tra XK ở dạng phile đông lạnh thô với giá XK cực kì thấp.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho rằng, sự chuyển hướng tiếp cận thị trường EU kịp thời bằng cách tăng sản phẩm cao cấp, chất lượng cao đang là giải pháp đúng đắn của một số doanh nghiệp.

Theo Hiệp hội này, yếu tố giá thấp, sản phẩm thô đã không còn là điều thu hút người tiêu dùng của khu vực này. Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm nay, sản phẩm chế biến ngành hàng này XK sang 2 thị trường nhập khẩu (NK) hàng đầu khu vực là: Hà Lan và Tây Ban Nha tăng trưởng mạnh là một tín hiệu tốt cho XK và cũng khẳng định thêm sự chuyển hướng của một số DN là đúng đắn.

Theo VASEP, so với mức giá trung bình từ 1,4 - 3,65 USD đối với sản phẩm cá tra phile đông lạnh thì sản phẩm chế biến với giá XK trung bình từ 3,85 - 5.65 USD/kg thực tế đang được tiêu thụ tốt tại một số thị trường.

Trong đó kể tới, sản phẩm cá tra cuộn bông cải tẩm bột chiên sơ; cá tra cuộn sauce, cà chua, xoài, thơm; cá tra xiên que tẩm gia vị XK sang Đức, cá tra phile cắt miếng (Portion) tẩm bột đông lạnh XK sang Tây Ban Nha; cá tra tẩm bột gia vị đông lạnh; cá tra định hình Nuggets tẩm bột đông lạnh XK sang thị trường Hà Lan với mức giá khá tốt từ 4.45 - 5.50 USD/kg.

Cần hướng đi đúng

Như PLVN đã thông tin, cuối năm 2016, tại “Diễn đàn chính sách thương mại - An toàn vệ sinh thực phẩm: Cơ hội và thách thức đối với DN XK Việt Nam” do Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức, nhiều chuyên gia ngành thực phẩm đã cảnh báo các nhà xuất khẩu của Việt Nam nên xem lại chiến lược bán cá tra vào thị trường này.

Từ loại cá có giá khá cao, các nhà xuất khẩu của Việt Nam liên tục hạ giá nhằm tăng sản lượng xuất khẩu mặt hàng này vào châu Âu. Sản lượng tăng nhanh chóng, giá xuống thấp đã giúp cá tra chiếm lĩnh thị trường và cạnh tranh với các loại cá khác vốn có mặt tại EU từ lâu, dẫn đến cuộc chiến về truyền thông.

Ông Jean Charles Diener, Giám đốc – người sáng lập OFCO Sourcing Việt Nam dẫn chứng: tại Tây Ban Nha - một trong 5 thị trường NK cá tra lớn nhất, từ mức giá NK trung bình 3,4 USD/kg vào những năm 2003 - 2005, giá cá tra chỉ còn 2 - 2,2 USD vào năm 2013. Vị này cho rằng, giá quá thấp khiến cho các nhà XK và bán lẻ EU không có lợi nhuận, đi đôi với việc chất lượng không được cải thiện khiến cá tra mất dần dần thị phần. Cạnh tranh bằng giá thấp và chưa chú trọng vào việc tăng tỷ trọng sản phẩm chất lượng cao là đi sai hướng.

Trong khi đó, cá tra Việt Nam được cho là có nhiều thế mạnh như: giá cả phải chăng, hương vị thơm, đã được rút xương và dễ chế biến. Nhưng chính vì tiêu chí giá rẻ đã khiến cá tra Việt Nam bị một số nhóm cạnh tranh lợi ích với cá tra tại Đức, Pháp, Tây Ban Nha truyền thông tiêu cực.

Nhiều chuyên gia nhận định rằng, giá cả không phải “lực hút” đối với người tiêu dùng châu Âu, bởi nhiều sản phẩm hải sản khác như: Cá thịt trắng, cá hồi, cá ngừ có mức giá cao gấp từ 3-10 lần so với cá tra phile đông lạnh vẫn đang được tiêu thụ tốt tại nhiều thị trường này. Nhưng do chiến lược sai lầm với mức giá thấp như nhiều năm qua, cá tra Việt Nam bị rơi vào phân khúc bán lẻ cho những người thu nhập thấp, người già… mà đáng lẽ ra nó hoàn toàn có thể có mặt tại nhiều phân khúc khác.

Sự tăng trưởng của cá tra Việt Nam thời gian qua là do việc vươn rộng các thị trường mới chứ không phải là việc đẩy mạnh bán hàng, nâng cao giá trị sản phẩm. Vì thế, những tín hiệu khởi sắc tại thị trường EU cho thấy, đã tới lúc, doanh nghiệp XK cần thay đổi chiến lược tại thị trường này, thị trường mà cách đây 6 năm là địa chỉ XK lớn nhất của cá tra Việt Nam.

Giá không phải là “lực hút”

Nhiều chuyên gia nhận định rằng, giá cả không phải “lực hút” đối với người tiêu dùng châu Âu. Bởi nhiều sản phẩm hải sản khác như: Cá thịt trắng, cá hồi, cá ngừ có mức giá cao gấp từ 3-10 lần so với cá tra phile đông lạnh vẫn đang được tiêu thụ tốt tại nhiều thị trường này. Nhưng do chiến lược sai lầm với mức giá thấp như nhiều năm qua, cá tra Việt Nam bị rơi vào phân khúc bán lẻ cho những người thu nhập thấp, người già… mà đáng lẽ ra nó hoàn toàn có thể có mặt tại nhiều phân khúc khác. 

 

Báo Pháp Luật
Đăng ngày 14/06/2017
Phi Hùng
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 17:50 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 17:50 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 17:50 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 17:50 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 17:50 27/12/2024
Some text some message..