Cá “tử thần” nhiều chưa từng thấy tại vùng ven biển TT-Huế

Chiều 15/8, ông Hoàng Phước, Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang, TT-Huế), cho biết, thời gian gần đây, vùng biển gần bờ thuộc địa phương này xuất hiện rất nhiều cá nóc cực độc chuyên phá hoại ngư cụ, gây khó khăn cho hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân trong vùng.

Cá “tử thần” nhiều chưa từng thấy tại vùng ven biển TT-Huế
Ngư lưới cụ của ngư dân xã Phú Thuận, huyện Phú Vang bị cá nóc cắn phá. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)

Không riêng thị trấn Thuận An, loài cá nóc cực độc - được ví là cá “tử thần” gây chết người này - còn xuất hiện nhiều tại ven biển xã Phú Thuận, Phú Hải (Phú Vang) khiến người dân lao đao khi hoạt động nghề ngư trên biển. Ngư dân cho biết, cá nóc nhiều đến mức, cứ khoảng 10 con cá mắc lưới thì 6-7 con là cá nóc. Trong 10 tấn hải sản đánh bắt trên biển (chủ yếu cá nục), có đến 1 tấn là cá nóc. Không những vậy, mồi câu, lưỡi câu, cước chì, lưới vây của thuyền câu, thuyền vây đánh bắt trên biển thường xuyên bị cá nóc cắn đứt, phá nát, gây thiệt hại đáng kể về ngư cụ.

Theo ông Hoàng Phước, cá nóc xuất hiện nhiều bất thường khiến sản lượng đánh bắt hải sản ven biển giảm đáng kể. Toàn thị trấn Thuận An hiện có khoảng 400 phương tiện đánh bắt trên biển, trong đó, hành nghề câu và lưới vây chiếm khoảng 50%, nên thiệt hại do cá nóc gây ra rất lớn. Tương tự, ngư dân các xã Phú Thuận, Phú Hải cũng chịu nhiều ảnh hưởng trong đánh bắt thủy sản do cá nóc gây ra. Cá nóc cực độc mắc lưới nhiều cũng gây nên nhiều quan ngại về an toàn thực phẩm. Phía Chi cục Thủy sản TT-Huế đã ghi nhận hiện tượng bất thường này. Tuy nhiên, nguyên nhân cá nóc nhiều một cách đột biến hiện chưa được xác định, có khả năng là do biến đổi khí hậu, thời tiết.

Trước thói quen người dân ven biển thường dùng cá nóc làm thực phẩm, xem đây là món khoái khẩu, cùng với lượng cá nóc mắc lưới nhiều như hiện nay, Sở Y tế TT-Huế khuyến cáo bà con không được chế biến, sử dụng cá nóc làm thực phẩm dưới mọi hình thức, vì đây là loài thủy sản cực độc, dễ gây chết người.

Được biết, cá nóc độc thường sống ở tầng đáy, sát đáy biển hay vùng cửa sông, đầm phá nước lợ. Cá có thân chắc, chiều dài từ 4 - 40cm, vây ngắn, đầu to, mắt lồi, thịt trắng. Trong cá nóc có thành phần độc tố chủ yếu là tetrodotoxins, thuộc nhóm độc tố thần kinh cực kỳ nguy hiểm; độc tố tập trung nhiều ở gan, thận, tụỵ, cơ quan sinh dục và độc tính tăng mạnh vào mùa sinh sản.

Báo Tiền Phong
Đăng ngày 16/08/2017
Lạ

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 13:53 14/11/2024

Sức bật của tôm tít: Vũ khí sinh tồn lợi hại dưới đại dương

Tôm tít, loài sinh vật biển với dáng hình nhỏ bé nhưng mang trong mình những khả năng đáng kinh ngạc, được ví như “võ sĩ quyền anh” của đại dương. Cùng khám phá sức bật của tôm tít và bí mật về những cú đấm mạnh mẽ đã giúp chúng nổi danh trong thế giới hải sản.

Tôm tít
• 10:44 12/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 10:22 07/11/2024

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 10:07 01/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 16:11 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 16:11 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 16:11 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 16:11 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 16:11 22/11/2024
Some text some message..