Các phương pháp gây bệnh trên cá

Có 5 phương pháp gây bệnh trên cá để định danh tác nhân gây bệnh.

phương pháp pháp gây bệnh trên cá
Trong thủy sản, để định danh tác nhân gây bệnh, người ta sử dụng Định đề Koch.

Tại sao phải gây bệnh trên cá?

Để xác định cụ thể các mầm bệnh về liều lượng cảm nhiễm, cơ quan đích tấn công hay biểu hiện của bệnh… người ta thường gây bệnh thực nghiệm cho tôm, cá tại phòng thí nghiệm. Dễ hiểu hơn là làm mọi cách để tôm cá nhiễm bệnh mong muốn với liều lượng xác định rồi quan sát giai đoạn sau nhiễm bệnh của chúng. Trong thủy sản, để định danh tác nhân gây bệnh, người ta sử dụng Định đề Koch:

- Cá nhiễm bệnh tự nhiên → Tiến hành phân lập mầm bệnh → Gây bệnh thực nghiệm cho cá khỏe → Cá đã bị bệnh → Phân lập mầm bệnh

- Nếu biểu hiện bệnh và mầm bệnh giữa cá bệnh tự nhiên và cá bệnh thực nghiệm là giống nhau thì có thể xác định đó là mầm bệnh.

định đề koch

Như đã nói ở trên, trước khi gây bệnh phải tiến hành phân lập mầm bệnh từ cá nhiễm bệnh tự nhiên. Việc phân lập này là vô cùng quan trọng khi ảnh hưởng lớn đến độ chính xác của kết quả định danh mầm bệnh. Đầu tiên, người thực hiện phân lập phải xác khuẩn tay và các dụng cụ thật kỹ. Sau đó, tiến hành chọn cơ quan đích, nơi đó sẽ bị nhiễm nhiều vi khuẩn nhất, nên sẽ dễ dàng để phân lập hơn. Cấy vi khuẩn lên môi trường thạch agar tương ứng. Tiếp đó, chọn những khuẩn lạc rời, cấy qua môi trường mới. Những khuẩn lạc đồng nhất có sự hiện diện chiếm ưu thế sẽ được phân lập thuần.

cấy khuẩn lạc

Có bao nhiêu phương pháp gây bệnh trên cá?

Có 5 phương pháp gây bệnh trên cá bao gồm: Tiêm xoang bụng, ngâm, tắm, cho ăn, nuôi chung. Trước hết phải chuẩn bị cá khỏe, chưa mắc bệnh lần nào với kích cỡ vừa đủ thao tác. Cá được gây bệnh phải được làm quen với với trường bể thí nghiệm từ 10-14 ngày.

1. Gây bệnh trên cá bằng phương pháp tiêm xoang bụng

Tiêm xoang bụng là tiêm qua khỏi thành bụng nhưng không đâm sâu vào trong nội quan cá. Phương pháp này cần phải tiến hàng gây mê trước cho cá, để cá không giãy giụa, tránh gây thủng nội quan. Đầu tiên, đặt ngửa cá, để nội quan cá dồn xuống, vị trí thích hợp nhất để tiêm là giữa đường nối cung mang và hậu môn. Sau khi tiêm, tiến hành sục khí để cá dần tỉnh lại. Ưu điểm của phương pháp này là cá sẽ được tiêm với liều đồng đều (thường là 1% trọng lượng cơ thể cá), trực tiếp đưa vi khuẩn vào cơ thể cá để xác nhận được tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên đây là phương pháp tiêu tốn rất nhiều thời gian, tốn công, dễ làm cá stress, sợ sệt và đường xâm nhập này của vi khuẩn thì không giống với tự nhiên.

gây bệnh trên cá

2. Gây bệnh trên cá bằng phương pháp ngâm

Giống như tên gọi của nó, ở phương pháp này cá được ngâm từ 30-60 phút trong bể đã chứa vi khuẩn, sau đó vớt cá trở lại bể nuôi. Đây là phương pháp gây bệnh gần giống với tự nhiên với thời gian nhanh, liều gây bệnh khá đồng đều trên mọi cá thể, vi khuẩn sẽ xâm nhập qua mang, da hay cơ quan đường bên của cá. Nhược điểm của phương pháp này là kết quả phân lập có thể không chính xác lắm, cá bị dồn ép trở nên hoảng sợ, phải sử dụng một lượng vi khuẩn lớn.

3. Gây bệnh trên cá bằng phương pháp tắm

Tắm là phương pháp cho vi khuẩn gây bệnh trực tiếp vào trong bể nuôi cá. Cách này thường không gây stress cho cá, có thể nhiễm bệnh ở mọi cá thể cùng một lúc. Nhưng lượng vi khuẩn sử dụng là rất lớn, gây tốn kém. Đây cũng là phương pháp cho kết quả khá chính xác do tương đương với khi cá nhiễm bệnh trong tự nhiên.

4. Gây bệnh trên cá bằng phương pháp cho ăn

Trước hết phải gây mê cá, sau đó nghiền mịn thức ăn công nghiệp pha với nước (sền sệt) và vi khuẩn, bơm một lượng cần thiết vào dạ dày cá (khoảng 1% trọng lượng cơ thể). Đối với cá nhạy cảm có thể nôn ra ngoài (ví dụ như cá tra). Ưu điểm là liều lượng sẽ phù hợp đến từng cá thể, ít tốn vi khuẩn nhưng tốn nhiều thời gian và khó áp dụng với cá nhỏ.

gây bệnh trên cá

5. Gây bệnh trên cá bằng phương pháp nuôi chung

Cho cá bệnh (tự nhiên hay gây bệnh bằng phương pháp khác) vào nuôi chung với cá bệnh trong bể thí nghiệm và xác định con đường lây qua tiếp xúc gần hay qua nguồn nước. Phương pháp này giống với cá nhiễm bệnh tự nhiên nhất. Cá có thể cảm nhiễm nhiều loại mầm bệnh là nhược điểm của phương pháp này.

Sau khi gây bệnh, nên theo dõi cá ít nhất 14 ngày để quan sát và ghi nhận dấu hiệu bệnh tích. Gây bệnh kết thúc sau 2 ngày khi không còn có chết nửa. Cuối cùng là so sánh bệnh tích cá bệnh tự nhiên và cá được gây bệnh thực nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh.

Đăng ngày 09/09/2022
Hà Tử @ha-tu
Kỹ thuật

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

Nuôi vỗ cua gạch thành cua ôm trứng ở Cà Mau

Ngành cua Cà Mau đang từng bước khẳng định vị thế, trở thành đối tượng nuôi chủ lực thứ hai của địa phương, chỉ đứng sau con tôm.

Cua gạch
• 14:17 11/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 17:12 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 17:12 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 17:12 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 17:12 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 17:12 18/04/2024