Cách bắt mồi bằng “giác quan thứ sáu” của cá đuối rừng ngập mặn

Ngoài hình dạng tương đối giống nhau, những con cá đuối thường có những đặc điểm nhận dạng đặc trưng khác nhau. Giống như loài cá đuối rừng ngập mặn dưới đây, chúng được nhận diện bằng những chấm trắng li ti trải khắp thân hình to lớn.

Cá đuối
Ngoại hình của cá đuối rừng ngập mặn khá độc đáo

Loài cá đuối sở hữu những chấm “tàn nhang”

Cá đuối rừng ngập mặn (Urogymnus granulatus) hay còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cá đuối đuôi trắng, cá đuối nước hay cá đuối đen. Đây là một loài cá đuối thuộc họ Dasyatidae, được nhận diện nhờ vào thân hình dạng đĩa tròn và dẹt đặc trưng của họ cá đuối cùng một cái đuôi khá ngắn. 

Những con cá đuối rừng ngập mặn sở hữu một màu xám hay nâu đậm với nhiều đốm trắng tựa như những vết tàn nhang trên thân hình to lớn (chúng có thể phát triển chiều ngang lên đến 1,4m).

Cá đuối rừng ngập mặn thường phân bố ở những khu vực ven bờ ở vùng nhiệt đới. Chẳng hạn, ở trong những cánh rừng ngập mặn, cửa sông, bãi cát và rạn san hô. Đa phần cá đuối rừng ngập mặn ưa thích những nơi có vùng nước nông dù những con cá đuối trưởng thành thường có thói quen di chuyển xa bờ và được tìm thấy ở độ sâu 85m.

Cá đuốiCá đuối rừng ngập mặn ưa nơi sống nông lẫn sâu. Ảnh: uk.inaturalist.org

Riêng khu vực như Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương - nơi được cho là có sự phân bố rộng rãi của cá đuối rừng ngập mặn; song, chúng được coi là loài không phổ biến tại nơi đây. Bên cạnh đó, loài cá này còn có mặt từ Biển Đỏ đến Bắc Australia và Micronesia. 

Cá đuối rừng ngập mặn là loài “tôn sùng” đời sống độc thân bởi hầu hết thời gian trong đời mình chúng luôn sống đơn độc ở tầng đáy và dọc đáy biển. Điều này được giải thích dựa trên tập tính săn mồi, cụ thể là những động vật sống ở đáy, bao gồm các loài cá xương đáy, cua, bạch tuộc, giun và động vật thân mềm hai mảnh vỏ của chúng.

Trong khi những con cá đuối rừng ngập mặn trưởng thành ưa chỗ có cát hay đá như đầm phá, rạn san hô, bãi cát và kiếm ăn vào ban đêm và nghỉ ngơi vào ban ngày thì những con cá đuối con do sức chiến đấu còn hạn chế nên thường tìm nơi ẩn náu trong những bộ rễ chằng chịt ở rừng ngập mặn và cửa sông để tránh né kẻ săn mồi cũng như thuận tiện trong việc kiếm thức ăn là các loài giáp xác nhỏ bao gồm cua và tôm.

Tuyệt chiêu “giác quan thứ sáu” của cá đuối rừng ngập mặn

Những con cá đuối đa số đều được biết đến với vũ khí là chiếc gai độc ở đuôi. Cá đuối rừng ngập mặn cũng không ngoại lệ, chúng là một loài cá đuối gai độc.

Cá đuốiCá đuối rừng ngập mặn sở hữu một chiếc đuôi độc. Ảnh: uk.inaturalist.org

Đuôi của loài cá này có gai nhọn và có khả năng gây ra thương tích cho con người trong trường hợp chúng ta đến gần đánh bắt hay chỉ vô tình chạm vào. Tuy nhiên, tính cách của cá đuối rừng ngập mặn khá nhút nhát nên đôi khi chúng sẽ bơi đi nếu cảm nhận nơi đó có con người đến gần.

Đặc điểm thú vị của cá đuối rừng ngập mặn không chỉ được thể hiện qua ngoại hình bởi chúng còn sở hữu một tuyệt chiêu “ngoại cảm” khiến nhiều sinh vật khác phải e sợ. “Giác quan thứ sáu” của loài cá này bắt nguồn từ khả năng cảm giác điện của chúng, nhờ vậy mà chúng có thể tìm thấy nhiều con mồi hơn, kể cả khi chúng bị chôn vùi.

Dù hiện tại cá đuối rừng ngập mặn vẫn có độ phân bố tương đối ở một số khu vực. Tuy nhiên, loài cá này đang phải đối diện với nguy cơ đe dọa do con người không ngừng tiến hành những hoạt động sản xuất và khai thác làm mất cân bằng sinh thái và nghiêm trọng hơn là làm tổn hại đến môi trường sống của những sinh vật biển nói chung, loài cá đuối rừng ngập mặn nói riêng.

Đăng ngày 05/02/2024
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa

Bối cảnh lịch sử tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng có tên khoa học là Penaeus vannamei (Boone, 1931) hay còn được gọi với tên Litopenaeus vannamei, loài này thuộc họ tôm he, họ tôm này là họ tôm có nhiều loài được nuôi phổ biến trên thế giới.

Tôm thẻ
• 11:02 25/06/2024

Sự nguy hiểm từ loài sâu biển đe dọa con người như thế nào?

Một trong những nỗi ám ảnh đáng sợ nhất khi nhắc đến du lịch biển đối với nhiều người, đó chính là sâu biển. Những loài sâu này không chỉ gây đau, ngứa, bỏng rát mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe người tắm biển. Để hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm từ loài sâu biển này và cách chúng đe dọa con người như thế nào, hãy cùng Tép Bạc khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây.

Sâu biển
• 11:23 18/06/2024

Hưởng ứng ngày Đại dương thế giới - Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam

Ngày Đại dương thế giới (08/06) và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (01-08/06) là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh giá trị của biển, đại dương và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên biển.

Biển
• 08:00 08/06/2024

Vua cá lóc cảnh: Cá lóc vẩy rồng

Cá lóc vảy rồng là một trong những loại cá cảnh được đông đảo người nuôi yêu thích bởi chúng sở hữu nhiều màu sắc nổi bật và không đòi hỏi kỹ thuật nuôi quá gắt gao. Đây là một trong những dòng cá lóc có vị trí quan trọng trong thú chơi cá lóc cảnh.

Cá lóc vẩy rồng
• 10:14 05/06/2024

Nỗi lo trong nuôi tôm: Bệnh phân trắng

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế quan trọng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm cũng đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các bệnh tật ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của tôm. Một trong những bệnh phổ biến và gây nhiều khó khăn cho người nuôi là bệnh phân trắng. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về bệnh phân trắng ở tôm, từ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cho đến các giải pháp hiện đại hóa trong việc xử lý bệnh.

Tôm bị bệnh phân trắng
• 14:05 02/07/2024

Bàn thảo nuôi biển đa canh tổng hợp theo điều kiện ngư dân

Ngày 28/6/2024 tại thành phố Rạch Giá, Bộ NN&PTNT cùng UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo giải pháp phát triển nuôi biển đã nhấn mạnh việc nuôi bằng lồng hiện đại, đa canh tổng hợp và phát triển du lịch theo điều kiện của ngư dân.

Nuôi lồng bè
• 14:05 02/07/2024

Đường ruột tôm khoẻ, chìa khoá thành công cho nuôi tôm công nghệ cao

Đường ruột tôm thẻ chân trắng cùng với gan, là cơ quan quan trọng nhất, để tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:05 02/07/2024

Cần chuẩn bị gì cho nước ao sang tôm

Đối với nuôi tôm hai hoặc 3 giai đoạn, quá trình sang tôm được ưu tiên chú ý nhất. Để chuẩn bị cho tôm một môi trường sống mới, hay cfon gọi là ao nuôi mới ở giai đoạn tiếp theo. Nước ở ao nuôi cần được chuẩn bị kỹ và phù hợp với điều kiện môi trường khu vực nuôi để tránh làm tôm bị sốc.

Ao nuôi tôm
• 14:05 02/07/2024

Tại sao tôm sử dụng kháng sinh lại bị ép giá?

Một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là tình trạng tôm có kháng sinh bị ép giá. Đây không chỉ là vấn đề của người nuôi tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến cả ngành xuất khẩu tôm của nước ta. Vậy tại sao tôm có kháng sinh lại bị ép giá? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này.

Tôm thẻ
• 14:05 02/07/2024
Some text some message..