Cách cải thiện tăng trưởng cho cá rô phi

Bổ sung natri butyrate cải thiện tăng trưởng cho cá rô phi.

cá rô phi giống
Natri butyrate được bổ sung vào chế độ ăn của cá rô phi có thể giúp tăng sinh khối, năng suất vụ nuôi.

Các nhà nghiên cứu cho biết natri butyrate được bổ sung vào chế độ ăn của cá rô phi có thể giúp tăng sinh khối, năng suất cá đồng thời cải thiện tỉ lệ chuyển đổi thức ăn.

Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Ai Cập đã tiến hành nghiên cứu và cho thấy việc sử dụng các muối natri butyrate (SB-NP) làm chất bổ sung vào thức ăn có thể cải thiện hiệu suất tổng thể và tình trạng sức khỏe của cá rô phi.

Việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản có nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng do tích tụ sinh học dư lượng các chất kháng sinh, và các nhà nghiên cứu đã cảnh báo việc sử dụng kháng sinh quá mức ở các trang trại nuôi trồng thủy sản vì lợi ích kinh tế ngắn hạn. Trước tình hình đó thì acid hữu cơ và muối của chúng được sử dụng như là chất phụ gia trong thức ăn dùng cho động vật thủy sản đã được quan tâm nghiên cứu.

Các nghiên cứu có liên quan đến acid hữu cơ và động vật thủy sản hiện nay chủ yếu tập trung vào khả năng tăng cường hấp thu phospho và các khoáng chất khác. Ngoài ra, chúng còn có các tác dụng khác như: Ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại (nấm mốc, nấm men, vi khuẩn gây bệnh) tồn tại trong môi trường sống, trong thức ăn và trong cơ thể của động vật thủy sản; cải thiện tốc độ tăng trưởng, cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn.

Trong số các muối hữu cơ được sử dụng trong sản xuất động vật, butyrate đã được nhấn mạnh do tác dụng tích cực của nó đối với đường tiêu hóa của động vật. Butyrate có thể được tạo ra thông qua quá trình lên men của vi khuẩn Gram dương được tìm thấy trong đường ruột.

Nghiên cứu hiện tại được thực hiện để đánh giá tác động của việc bổ sung Na-butyrate ở nồng độ khác nhau 0,0 (đối chứng), 0,5, 1,0, 1,5 và 2,0 mg/kg thức ăn đến hiệu suất tăng trưởng, hoạt động của enzym tiêu hóa, hình thái ruột và biểu hiện của một số gen liên quan đến tăng trưởng của cá rô phi. Cá được cho ăn ba lần một ngày trong vòng tám tuần. 

Kết quả bổ sung Na-butyrate ở mức 1,0-1,5 mg SB-NP kg thức ăn có tác dụng kích thích tăng trưởng được ghi nhận đáng kể về trọng lượng cơ thể cuối cùng, tỷ lệ tăng trọng và tốc độ tăng trưởng cụ thể sau 8 tuần. Tuy nhiên bổ sung 2mg SB-NP/kg thức ăn có tác dụng giảm tăng trưởng và tăng hệ số FCR.

Hơn nữa, các nhóm cá được cho ăn theo chế độ ăn bổ sung SB-NP đã tăng cường đáng kể lượng thức ăn ăn vào so với những nhóm được cho ăn theo chế độ ăn đối chứng cùng với không có sự khác biệt đáng kể về hệ số chuyển đổi thức ăn giữa các nhóm thí nghiệm.

So sánh từng cặp với nhóm đối chứng cho thấy các hoạt động amylase, lipase và protease trong huyết thanh đã tăng lên đáng kể ( P <0,05) khi tăng mức BS-NP trong khẩu phần, và các hoạt động tối đa của chúng được quan sát thấy ở mức 1,0-1,5 mg / kg thức ăn. 

Các đặc điểm mô hình học ruột của nhóm cá được cho ăn chế độ ăn giàu SB-NP cho thấy chiều dài / chiều rộng nhung mao, diện tích bề mặt hấp thụ tăng lên ở nhóm bổ sung 1,0–1,5 mg / kg thức ăn so với nhóm đối chứng. 

Biểu hiện của các gen liên quan đến tăng trưởng (GH và IGF-1) cao hơn ở các nhóm được bổ sung SB-NP sau tám tuần, với biểu hiện cao nhất ở chế độ ăn 1,0-1,5 mg/kg. 

Phân tích hồi quy cho thấy sử dụng chế độ ăn uống SB-NP với giá trị tối ưu là 1,3–1,5 mg/kg chế độ ăn để nâng cao năng suất tăng trưởng mà không có tác dụng phụ trên tình trạng sức khỏe của cá rô phi.

Kết quả từ nghiên cứu trên cho thấy sử dụng natri butyrate giúp cải thiện tăng trọng, tỷ lệ sống, năng suất của cá rô phi. Với những điều trên, có thể thấy, “acid hữu cơ” sẽ là ứng cử viên đầy hứa hẹn và tiềm năng trong việc thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng và là bước đột phá đáng chú ý trong thời gian tới của ngành nuôi trồng thủy sản.

References: MohsenAbdel-Tawwab (2021). Dietary sodium butyrate nanoparticles enhanced growth, digestive enzyme activities, intestinal histomorphometry, and transcription of growth-related genes in Nile tilapia juveniles, Aquaculture Volume 536, 15 April 2021, 736467

Đăng ngày 28/05/2021
Như Huỳnh
Nguyên liệu

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 08:11 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 08:11 28/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 08:11 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 08:11 28/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 08:11 28/11/2024
Some text some message..