Cách sử dụng kháng sinh điều trị bệnh thủy sản nuôi

Trong hoạt động nuôi cá, việc trộn kháng sinh vào thức ăn công nghiệp nuôi thủy sản trong phòng trị bệnh là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều khó khăn đối với người nuôi thủy sản là việc chọn kháng sinh sử dụng không phù hợp, việc trộn kháng sinh vào thức ăn tôm, cá chưa đúng phương pháp dẫn đến hiệu quả sử dụng thấp. Do đó, người nuôi thủy sản cần lưu ý cách chọn kháng sinh cũng như phương pháp trộn kháng sinh vào thức ăn tôm, cá để mang lại hiệu quả sử dụng kháng sinh cao nhất.

trộn thuốc
ảnh:Nông dân nuôi cá đang trộn kháng sinh điều trị bệnh cá (ảnh chụp xã Nhị Mỹ, TX Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang)

Trước hết bà con nuôi thủy sản cần chú ý chọn những loại kháng sinh có khả năng hấp thu qua niêm mạc ruột là chủ yếu, còn các kháng sinh không hấp thụ chỉ dùng kết hợp với những loại kháng sinh có khả năng hấp thụ mà không dùng đơn lẻ, đồng thời cần xem xét tính tan của từng loại kháng sinh và xác định kháng sinh trộn vào thức ăn dạng viên hay thức ăn tự chế.

Khi sử dụng thuốc ta cần tiến hành theo các bước sau: Lượng thuốc điều trị cần tính theo trọng lượng thực tế đàn cá dù trong toa có chỉ dẫn liều trộn vào thức ăn. Ví dụ, trên toa nhãn ghi 50 g thuốc dùng cho 01 tấn cá hoặc trộn vào 10-15 kg thức ăn thì đó là liều tương đương của thức ăn và trọng lượng khi cá còn ăn mạnh. Nhưng khi cá đã bệnh, khả năng bắt mồi giảm, tương đương này không còn đúng nữa vì vậy người nuôi nên chọn liều là 50 g thuốc/01 tấn cá.

Từ trọng lượng cá thực tế, tính ra lượng thuốc cần sử dụng nhưng chú ý là chỉ trộn lượng thuốc này với lượng thức ăn khoảng 30% lượng thức ăn hàng ngày (tuỳ vào giai đoạn thủy sản nuôi lớn hay nhỏ) để đảm bảo được lượng thuốc cung cấp đủ nồng độ và tất cả cá đều ăn được thuốc. Nguyên nhân là do cá bệnh ăn yếu, ăn không hết thức ăn sẽ làm cho nồng độ thuốc trong máu không đủ diệt khuẩn hoặc trộn với quá ít thức ăn, dẫn đến tình trạng cá yếu không cạnh tranh được thức ăn nên không đủ liều lượng kháng sinh cần thiết để điều trị bệnh. Tốt nhất là nên trộn thuốc với 30% lượng thức ăn so với ngày thủy sản nuôi chưa bệnh.

Không nên sử dụng cùng lúc nhiều hơn 01 loại kháng sinh nếu không có sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, bởi nhiều loại kháng sinh nếu dùng chung không những không tăng hiệu lực kháng khuẩn mà ngược lại còn làm giảm hiệu lực kháng khuẩn. Không nên sử dụng nước ao nuôi để pha kháng sinh trộn vào thức ăn trị bệnh cho tôm, cá mà nên dùng nước sạch. Nguyên nhân là nếu nước ao có nhiều tảo có thể làm giảm độ tiêu hóa đối với tôm, cá nhỏ, còn nhiều nước ao có nhiều chất hữu cơ có thể làm kết tủa một phần kháng sinh, làm giảm nồng độ thuốc dẫn đến hiệu quả sử dụng kháng sinh thấp.

Kháng sinh phải được hoà tan vào nước theo tỉ lệ 03 lít nước tưới đều 20kg thức ăn viên. Cách tính lượng nước cần pha kháng sinh là: (Tổng lượng thức ăn dự kiến trộn kháng sinh/20kg) x 3). Ví dụ: Sau khi tính toán lượng kháng sinh và lượng thức ăn cần trộn là 300g thuốc và 100kg thức ăn, thì người nuôi cần tính lượng nước cần thiết để hoà tan 300g kháng sinh để tưới vào 100kg thức ăn là (100/20) x 3)= 15 lít nước.

Để kháng sinh trộn đều vào thức ăn cần dùng thùng có vòi sen tưới nước hòa kháng sinh vào thức ăn cá theo tỷ lệ 3 lít nước kháng sinh tưới cho 20 kg thức ăn viên. Thức ăn sau khi tưới nước kháng sinh xong cần để nơi thoáng mát khoảng ½ giờ để kháng sinh ngấm sâu vào thức ăn mới rải cho tôm, cá ăn nhằm giảm khả năng kháng sinh bị hòa vào nước. Đối với một số loại kháng sinh có tính tan không hoàn toàn (ví dụ như Florphenicol dạng bột) trong quá trình tưới vào thức ăn cần quậy đảo liên tục, tránh tình trạng kháng sinh bị lắng xuống thuốc bị sa lắng dưới đáy thùng.

Đối với thức ăn tự chế, sau khi tính đủ lượng thuốc cho số cá trong ao, bà con nên trộn số thuốc này với số cám dùng trong hỗn hộp tự chế. Sau khi cám và thuốc đã trộn đều thì mới dùng số cám và thuốc này trộn vào các thành phần khác theo tỉ lệ của thức ăn tự chế. Tuỳ theo loại kháng sinh mà ta có thể hỗ trợ thêm Vitamin C và men tiêu hoá để tăng cường kháng thể cho tôm, cá.

Lưu ý, kháng sinh sử dụng trong điều trị bệnh cá phải không nằm trong danh mục kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh và nuôi trồng thủy sản; đồng thời phải nằm trong danh mục thuốc thú y thủy sản được pháp lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành. Trước khi sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh cá cần đem mẫu cá bệnh đến phòng xét nghiệm bệnh thủy sản để làm kháng sinh đồ.

Tiền Giang, 18/09/2016
Đăng ngày 22/10/2016
Thành Công
Kỹ thuật

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Sự hình thành khí độc NO2, NH3 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Khí độc NH3, NO2 hình thành từ các nguồn khác nhau có trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng như chất lơ lửng, phù sa lắng tụ, xác tảo chết, thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột, xác tôm chết, bùn đáy ao tồn lưu do sên vét vụ nuôi trước không triệt để.

Nưới ao tôm
• 11:13 29/09/2023

Nuôi tôm 3 giai đoạn là gì? Những lưu ý cần thiết cho từng giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên mô hình này chỉ thực sự phổ biến tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Do đó, vẫn còn nhiều người băn khoăn rốt cuộc nuôi tôm 3 giai đoạn là như thế nào?

Mô hình nuôi tôm
• 14:55 27/09/2023

Triển vọng nghề nuôi ốc hương thương phẩm trong ao

Hiện nay, vùng ven biển của các tỉnh trong nước có rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, cùng với các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá,…

Ốc hương
• 13:54 18/09/2023

Một số biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Nuôi tôm hùm bằng lồng trên biển là hình thức nuôi trong một hệ sinh thái hở nên việc phòng bệnh gặp nhiều khó khăn.

Tôm hùm bông
• 15:21 15/09/2023

Thu nhập ổn định nhờ nuôi lươn không bùn

Anh Nguyễn Hữu Quân thôn Chánh Thuận, xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định là tấm gương điển hình cho lớp thanh niên trẻ vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. Với tuổi đời chưa đến 40 nhưng anh đã sở hữu trang trại rộng hơn 2 ha, trong đó thu nhập nhờ nuôi lươn lên đến cả tỷ đồng/năm.

Nuôi lươn
• 15:01 03/10/2023

Chuyển đổi số nghề cá theo hướng bền vững còn nhiều hạn chế

Chuyển đổi số nghề cá theo hướng bền vững, thật sự rất cần thiết tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa tận dụng hết những lợi ích này do tồn tại nhiều khoảng trống.

Giăng lưới cá
• 15:01 03/10/2023

Thịt cá koi ăn được không? Nên ăn hay không?

Câu hỏi về việc có nên ăn thịt cá Koi hay không và cá Koi có ăn được không đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Chủ đề này đã gây ra nhiều tranh cãi và để trả lời một cách chính xác không phải là điều dễ dàng. Vậy thực hư ra sao?

Cá koi
• 15:01 03/10/2023

Tình hình dịch bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ tại Việt Nam

Theo Cục Thuỷ sản trong quá trình kiểm tra giám sát tình hình sản xuất tôm giống thực tế tại địa phương, tìm hiểu thông tin từ các nghiên cứu mới và tham vấn các nhà khoa học trong nước.

Tôm thẻ
• 15:01 03/10/2023

Sản lượng tôm của Ecuador mang lại tín hiệu vui cho các nhà sản xuất Châu Á

6 tháng đầu năm 2023 thị trường tôm toàn cầu chứng kiến “bi kịch” chưa từng có khi giá trị xuất khẩu liên tiếp sụt giảm. Tuy nhiên, một điểm sáng từ Ecuador đã mang lại tín hiệu vui cho các nhà sản xuất châu Á với dự kiến đạt 1.5 triệu tấn trong năm 2023.

Tôm
• 15:01 03/10/2023