Cách thức ngăn chặn đại dịch do Aeromonas gây ra trên cá nuôi

Một nhóm các nhà nghiên cứu tin rằng sử dụng 2 phương pháp men vi sinh và vaccine có thể ngăn ngừa dịch bệnh do chủng Aeromonas hydrophila ra trên cá.

Cách thức ngăn chặn đại dịch do Aeromonas gây ra trên cá nuôi
Cá nhiễm bệnh do Aeromonas hydrophila.

Bệnh nhiễm trùng do nhóm vi khuẩn Aeromonas spp di động thường gặp ở nhiều loài động vật thuỷ sản nước ngọt. ở Việt Nam các loài cá nuôi lồng, bè và nuôi ao nước ngọt thường gặp bệnh đốm đỏ như: trắm cỏ, cá trôi, cá chép, cá mè, cá ba sa, cá bống tượng, cá he nuôi bè, cá tai tượng, cá trê, cá nheo... Bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila được phát hiện ở Mỹ vào năm 1989. Chủng này có tỷ lệ tử vong cao, có thể giết chết tới 50% số cá trong một lần bùng phát.

Bệnh bùng phát và tỉ lệ chết cao khi cá bị căng thẳng. Các triệu chứng thường bao gồm lở loét, xuất huyết và thối ở đuôi.

bệnh trên cá, bệnh cá, vắc xin cho cá, phòng bệnh cho cá, Aeromonas hydrophila

Các kiểu gen của Aeromonas hydrophila là Hypervirulent Aeromonas hydrophila (VAH) có nguồn gốc từ cá chép châu Á, nhưng các nhà nghiên cứu lo ngại về bệnh, có thể lây nhiễm một số loại cá và lây lan giữa các loài, trải rộng trên nhiều quốc gia. VAH gây ra một số bệnh, bao gồm nhiễm trùng xuất huyết, và được cho là nguyên nhân gây ra mất hơn 10 triệu kg cá da trơn Mỹ trong mười năm qua.

Theo giáo sư Mark Liles của Đại học Auburn cho biết: “VAH là căn bệnh quan trọng nhất trong ngành nuôi trồng thủy sản ở Hoa Kỳ. Bệnh cũng gây ra những vấn đề nghiêm trọng ở Mexico, Campuchia và Singapore”. Ông nói "nó ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh kế của người dân trong ngành nuôi trồng thủy sản ở nhiều quốc gia. Chúng tôi nghĩ rằng đây có lẽ là một đại dịch nhưng chưa được ghi nhận đầy đủ. "

Hiện tại, Đại dịch A. hydrophila ở cá nuôi được kiểm soát bằng kháng sinh, nhưng do vấn đề kháng kháng sinh, các nhà sản xuất được khuyến khích tìm kiếm các biện pháp thay thế. Giáo sư Liles đã phát triển hai chiến lược thay thế để kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh do VAH.

Một trong những chiến lược là thêm vi khuẩn Bacillus sp vào thức ăn cho cá, điều này cho phép giảm tỷ lệ tử vong tới 57%. Các vi khuẩn Bacillus sp trong thức ăn chăn nuôi đóng vai trò như một probiotic và bảo vệ cá chống lại nhiều bệnh do vi khuẩn. Thông qua một số cơ chế, bao gồm cả việc sản xuất một loại kháng sinh gọi là difficidin và kết hợp cùng sự cạnh tranh với vi khuẩn gây bệnh để lấy chất dinh dưỡng. Liles tin rằng do tác dụng sinh học của thức ăn được bổ sung Bacillus, nên ít có khả năng VAH sẽ phát triển và gây bệnh cho cá.

Ngoài việc giảm tỷ lệ tử vong bằng VAH từ 60% xuống còn 3%, thức ăn cũng giúp cải thiện sự tăng trưởng của cá hơn 32%. Liles nói rằng thức ăn bổ sung men vi sinh ảnh hưởng đến chất lượng nước, làm giảm nồng độ phốt pho và nitơ. Điều này có thể ngăn chặn hiện tượng phú dưỡng, thường dẫn đến các vấn đề khác như tảo nở hoa làm giảm nồng độ oxy trong nước và gây nguy cơ cho sự phát triển của cá, cho thấy tiềm năng cải thiện tính bền vững của nuôi trồng thủy sản.

Một chiến lược khác được thử nghiệm bởi Liles và cộng sự là tiêm chủng. Nhóm nghiên cứu đã sản xuất vắc-xin chống lại A. hydrophila bằng cách sử dụng một đột biến gen. Vắc-xin có hiệu quả và được tiêm cho cá bằng cách ngâm hoặc uống. Họ phát hiện ra rằng điều này tạo ra một phản ứng miễn dịch và bảo vệ cá da trơn khỏi vAH.

Kết quả cho đến nay vẫn đầy hứa hẹn, Liles cho biết "Chúng tôi rất vui mừng về khả năng kiểm soát mầm bệnh này thông qua nhiều công nghệ, bao gồm cả chế phẩm sinh học và vắc-xin, có thể được sử dụng như một phần của các hoạt động nuôi trồng thủy sản bền vững."

Đăng ngày 28/03/2019
VĂN THÁI (Lược dịch)
Nguyên liệu

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 09:48 10/09/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:26 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 11:26 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:26 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 11:26 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:26 05/11/2024
Some text some message..