Cải thiện hiệu quả khi nuôi tôm ở độ mặn thấp

Bài viết này lược dịch và tóm tắt từ tài liệu Nuôi trồng thủy sản (Ecuador) Số 128, tháng 4 năm 2019 – để cung cấp cho người nuôi một biện pháp cải thiện hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước có độ mặn thấp bằng việc bổ sung vào chế độ ăn các ion K+ và Mg2+.

Cải thiện hiệu quả khi nuôi tôm ở độ mặn thấp
Ảnh: aquaculturealliance

Ở Ecuador, mưa lớn xảy ra mỗi mùa đông, làm giảm độ mặn đáng kể ở các cửa sông, do đó ảnh hưởng đến sản xuất của các trang trại nuôi tôm sử dụng nguồn nước này. Nuôi tôm ở độ mặn thấp dẫn đến một loạt các thách thức về quản lý môi trường do sự thiếu hụt của một số khoáng chất cần thiết. Điều này gây ra căng thẳng cho tôm nuôi, đó là lý do tại sao việc tìm kiếm các lựa chọn thay thế để bù đắp cho độ mặn thấp thông qua dinh dưỡng thích hợp là thực sự cần thiết.

Những nghiên cứu trước đây cho thấy tôm tiếp xúc với stress do độ mặn thấp có khả năng miễn dịch thấp và giảm sức đề kháng chống lại nhiễm trùng do các tác nhân gây bệnh khác nhau và sự có mặt đồng thời của các hợp chất nitơ (đặc biệt là ammonia và nitrit) trong hệ thống nuôi tôm cũng làm tăng đáng kể độc tính của chúng bởi vì các hợp chất có xu hướng có tác dụng hiệp đồng. Do đó khi nuôi tôm với độ mặn thấp cần đảm bảo các yếu tố chất lượng nước luôn nằm trong ngưỡng phù hợp với sự phát triển của tôm để giảm bớt thiệt hại.

Sự thiếu hụt của các ion chính đặc biệt là kali (K+) và magiê (Mg+2) được điều chỉnh trong nước với việc bổ sung muối của các khoáng chất này, để đạt được nồng độ cần thiết tương đương với nồng độ của nước biển pha loãng ở cùng độ mặn. 


Nước biển có độ mặn 35 ppt được coi là tiêu chuẩn. Để có được lượng khoáng chất mong muốn ở các độ mặn khác nhau, độ mặn nước (theo ppt) được nhân với các yếu tố cho từng khoáng chất.

Đồng thời để tạo điều kiện phát triển tốt cho tôm nuôi, tỉ lệ ion của khoáng chất trong nước có độ mặn thấp cụ thể (Na+:K+ , Mg2+:Ca2+ , v.v.) tương tự như nước biển. Ví dụ : tỷ lệ Na+: K+ sẽ là 28: 1, Mg2+:Ca2+ là 3,4:1 và Ca2+:K+, khoảng 1:1.  Điều chỉnh khi nước có tỷ lệ thấp của các ion khoáng bằng việc bổ sung các khoáng chất này vào chế độ ăn của tôm.

Sự điều hòa áp suất thẩm thấu trên tôm

Tôm thẻ chân trắng thể sống ở vùng nước có độ mặn dao động từ 0,5 đến 60 ppt.

Sự điều hòa áp suất thẩm thấu trong động vật giáp xác là một chức năng sinh lý quan trọng trong sự thích nghi của chúng với những thay đổi của môi trường. Khả năng điều hòa áp thẩm thấu của tôm thẻ giảm dần khi đạt đến giai đoạn trưởng thành , với tôm con sẽ có khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu tốt nhất. 

Trong số các loài tôm he thì tôm thẻ là một trong những loài có khả năng điều hòa thẩm thấu tốt nhất. Tôm thẻ có thể đạt được tỷ lệ sống và tăng trưởng tối ưu trong nước với độ mặn từ 20 - 25 hoặc 26 ppt.

Tầm quan trọng của kali và magiê cho sự sống của tôm nuôi

Kali (K+) là cation nội bào cần thiết cho hoạt động của sự điều hòa các ion, cân bằng axit-bazơ và các chuyển hóa cơ bản. K+ rất quan trọng để kích hoạt enzyme Na+/K+ ATPase. Hoạt động của enzyme có thể liên quan trực tiếp đến nồng độ K+ , khi thiếu K+ sẽ ảnh hưởng đến khả năng thẩm thấu hiệu quả dẫn đến sự mất cân bằng giữa nồng độ K+ và Na+ trong máu có thể gây tử vong ở tôm.

Việc thiếu nồng độ K+ trong nước nuôi có tác động tiêu cực đến sự sống của tôm. Trong các thử nghiệm với tôm PL18-28 được thích nghi với độ mặn từ 36 ppt - 4 ppt trong 48 giờ và duy trì thêm 24 giờ trong các dung dịch được thêm các muối khác nhau, các biện pháp cung cấp K+ giúp tăng tỷ lệ sống lên 20% và 42% sau 24 và 48 giờ so với việc không bổ sung kali. Điều này cho thấy có nhu cầu kali trong nước ngọt rất quan trọng cho sự sống của tôm.

Các nghiên cứu khác đã báo cáo rằng trong điều kiện độ mặn thấp, chế độ ăn có chứa phức chất của K+ hỗ trợ tốc độ tăng trưởng cao hơn so với chế độ ăn cơ bản. Điều này cho thấy lợi ích của việc bổ sung K+ đặc biệt là tôm nuôi ở vùng nước có độ mặn thấp. 

Kali và magiê là những cation cần thiết cho sự tăng trưởng, tồn tại và điều hòa áp suất thẩm thấu của động vật giáp xác. Mg2+ là cation dồi dào thứ hai trong tế bào, được yêu cầu bởi động vật giáp xác vì nó hoạt động như một đồng yếu tố trong nhiều phản ứng enzyme quan trọng để duy trì hoạt động bình thường của sinh vật. Nó có liên quan đến sự điều hòa áp suất thẩm thấu, tổng hợp protein và tăng trưởng. Mg 2+ cũng rất cần thiết trong quá trình chuyển hóa mô xương và truyền dẫn thần kinh cơ. Enzym Na+/K+ ATPase rất quan trọng trong việc điều hòa thẩm thấu và ion trong môi trường thích nghi với môi trường có độ mặn thấp. Trong động vật giáp xác và không có Mg2+ , enzyme này không thủy phân ATP.  Ở độ mặn thấp, nồng độ Mg 2+ cũng tương quan với tỷ lệ sống của tôm.

Bổ sung khoáng chất vào chế độ ăn của tôm

Với mục tiêu chứng minh rằng việc sử dụng thức ăn có bổ sung khoáng trong điều kiện độ mặn thấp mang lại sự cải thiện về tăng trưởng, tỷ lệ sống và FCR, một đánh giá đã được thực hiện tại một trang trại nuôi tôm theo hệ thống tuần hoàn độ mặn 5 ppt ở Taura, tỉnh Guayas (Ecuador) . Ao sử dụng trong phạm vi từ 6 đến 12 ha (ha). 

Trọng lượng ban đầu của tôm thử nghiệm là 0,4 đến 0,6 gram và mật độ thả là 13 - 15 PL/m2. Ba thức ăn đã được bổ sung sau khi động vật đạt 4 gram, với hàm lượng protein là 35%, có và không có muối khoáng bổ sung: thức ăn công thức tiêu chuẩn (B35S E01), thức ăn số 1 có công thức cho độ mặn thấp (B35P BS01) và thức ăn số 2 Công thức cho độ mặn thấp (B35 BS02).

Thức ăn được áp dụng trong ao hai lần mỗi ngày và được điều chỉnh dựa sàn cho ăn. Thức ăn có công thức cho độ mặn thấp (viên, 1,8 x 3 mm của BS01 và BS02 cho ăn từ lúc tôm đạt 4 đến 5 gram), sau đó chuyển sang các viên lớn hơn 2,2 x 5 mm từ 9 gram cho đến khi thu hoạch. 

Kết quả: Phân tích cho thấy, các ao nhận thức ăn dành cho độ mặn thấp BS02 có tỷ lệ sống, trọng lượng và sản lượng cao nhất. 

Khi phân tích hàm lượng Mg2+ và K+ trong các loại thức ăn được thử nghiệm, mối quan hệ giữa hai khoáng chất này được tìm thấy lần lượt là 0,26, 0,49 và 0,93 đối với thức ăn E01, BS01 và BS02. Các mối quan hệ này có thứ tự tăng dần, tương quan với tỉ  lệ sống, sản lượng, trọng lượng và tốc độ tăng trưởng cuối cùng của tôm, cho thấy mối quan hệ giữa các yếu tố này có tác động lớn đến hiệu suất của tôm.

Kết quả cho thấy có thể cải thiện đáng kể việc sản xuất tôm, và do đó để có được lợi nhuận tốt hơn khi nuôi tôm ở độ mặn thấp cần bổ sung các khoáng chất trong chế độ ăn của tôm đặc biệt là Mg 2+ và K +

https://www.aquaculturealliance.org

Đăng ngày 05/08/2019
Văn Thái Lược dịch
Kỹ thuật

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 11:20 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 08:00 16/02/2025

Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sức khỏe và năng suất tôm thẻ

Mật độ nuôi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất của tôm thẻ chân trắng. Nếu mật độ nuôi không hợp lý, tôm có thể bị suy giảm sức khỏe, tăng nguy cơ dịch bệnh và giảm năng suất. Do đó, người nuôi cần hiểu rõ mối quan hệ giữa mật độ thả nuôi và các yếu tố môi trường để đưa ra phương án nuôi hiệu quả.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:09 13/02/2025

Tôm bị teo gan, trống ruột do đâu?

Bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease – AHPND) hay còn gọi là hội chứng chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS) đã và đang được xem là thách thức mà người nuôi tôm luôn phải đối mặt. Hội chứng chết sớm - EMS tuy là một bệnh từng xuất hiện ở Việt Nam đến nay đã lâu, nhưng mức độ rủi ro của chúng mang lại là rất cao.

Nhá tôm
• 10:12 12/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 00:23 18/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 00:23 18/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 00:23 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 00:23 18/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 00:23 18/02/2025
Some text some message..