Cải thiện tiêu hóa cho vật nuôi thủy sản bằng tảo và đất sét

Hãng Olmix tại Pháp đã kết hợp tảo với đất sét - hai nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên và tạo ra một cơ chế làm tăng khả năng tiêu hóa thức ăn cho vật nuôi thủy sản. Công nghệ dinh dưỡng này tiếp thêm sức mạnh cho các nhà khoa học trong công cuộc tìm kiếm nguồn dinh dưỡng thay thế bột cá.

Cải thiện tiêu hóa cho vật nuôi thủy sản bằng tảo và đất sét
Cải thiện tiêu hóa cho vật nuôi thủy sản bằng tảo và đất sét.

Nhóm hợp chất đất sét-enzyme

Các nghiên cứu của Reichardt (2008) và Habold (2009) đều khẳng định khả năng của đất sét trong việc hỗ trợ tính tương tác giữa enzyme và chất dinh dưỡng. Do đó nó có khả năng cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn. Các tương tác giữa enzym với đất sét giúp tăng cường tiếp xúc giữa enzym tiêu hóa và thức ăn, tạo cho đất sét một chất kết dính hỗ trợ tốt các enzyme. Nhóm hợp chất đất sét-enzyme được hình thành ở các giá trị pH đường ruột. Các khu phức hợp hoạt động ổn định có sức kháng cự quá trình phân giải protein và tăng lượng enzym tiêu hóa hoạt động trong ruột, từ đó cải thiện khả năng tiêu hóa thức ăn.

Đất sét là vật liệu khoáng sản phân tầng, được cấu thành từ nhôm và silicon có cấu trúc tấm. Lượng nhôm và silicon tùy thuộc từng loại đất sét. Trong khoáng chất đất sét mềm (MMT), các ion kim loại khác nhau thay thế một số cấu trúc ion nhôm và silicon ở cấu trúc. Hiện tượng thay thế này cung cấp một phần MMT cho phản ứng lý hóa. Ngoài ra, sự xuất hiện của các ion kim loại có thể góp phần kích hoạt một số enzyme, thông qua hoạt động của những đồng tố. Ví dụ kim loại đồng có thể kích hoạt lipase và phospholipase A; kẽm kích hoạt carboxypetidase.

Mfeed+ sức mạnh của đất sét tảo biển

Khi đất sét kết hợp với tảo biển, cấu trúc đất sét có thể bị thay đổi và kết hợp với các chất khác giúp các thuộc tính xúc tác sinh học hoạt động. Công nghệ này được nhóm Olmix (Pháp) phát triển thông qua một nghiên cứu tảo và đất sét và tạo ra sản phẩm (Mfeed+). Tảo mang lại nhiều ion kim loại đa dạng cần thiết cho đồng tố hoạt hóa nhiều enzym đôi khi không có trong thức ăn.

Mfeed+ cũng được dùng thử nghiệm trong một số trang trại nuôi tôm và cá hồi Atlantic nhưng đều cho thấy một kết quả như nhau về sức tăng trưởng rất khả quan. Một cơ sở sản xuất cá hồi giống Atlantic tại Scotland đã nuôi thử nghiệm bằng bổ sung Mfeed+ vào thức ăn trong 5 tháng (từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau) trong giai đoạn trước khi cá hồi non chuyển sang môi trường nước mặn. 97.000 cá hồi non phân bố trong 6 bể nuôi (3 bể thử nghiệm với thức ăn bổ sung Mfeed+ và 3 bể đối chứng). Sau 5 tháng, kết quả cho thấy khả năng tăng trưởng của cá nuôi bằng thức ăn bổ sung hỗn hợp tảo, đất sét đã tăng 7%, FRC giảm 13%.

Trong nuôi thủy sản, chi phí thức ăn thường chiếm 50 - 60% tổng chi phí đầu tư. Hỗn hợp tảo, đất sét được coi là một giải pháp đáng cân nhắc cho người nuôi thủy sản bởi nó giúp cải thiện khả năng tiêu hóa thức ăn, giúp vật nuôi phát triển tốt và giảm đáng kể chi phí sản xuất. 

TCTS
Đăng ngày 12/04/2017
Maarten Jay van Schoonhoven (Giám đốc kinh doanh NTTS, Olmix)
Nguyên liệu

Chín nguyên liệu thức ăn thủy sản giàu protein đầy hứa hẹn

Một báo cáo được biên soạn với sự hỗ trợ từ Quỹ Moore của Hatch Blue, đã đi sâu vào chín thành phần thức ăn thủy sản giàu protein hứa hẹn nhất. Theo đó, báo cáo về Thành phần giàu protein mới nổi cho nuôi trồng thủy sản nhằm xác định các thành phần hứa hẹn nhất để bổ sung cho các nguồn protein hiện có, mở rộng giỏ nguyên liệu thô và thu hẹp khoảng cách về protein trong thức ăn thủy sản.

Thức ăn
• 12:31 21/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 15/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 09:57 15/04/2024

Nên dùng thảo dược nào cho tôm thẻ?

Tập trung tìm kiếm các giải pháp thay thế từ tự nhiên, đó chính là thảo dược!

Thảo dược
• 08:00 10/04/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 14:01 29/04/2024

Săn lùng loài ốc “ hoàng hậu” với giá đắt đỏ

Những năm gần đây, ốc hoàng hậu khá nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, được giới nhà giàu săn lùng mua dù có giá đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng. Tuy vậy chúng cũng khá khan hiếm, muốn thưởng thức loại ốc nữ hoàng này, khách thường phải đặt trước.

Ốc hoàng hậu
• 14:01 29/04/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 14:01 29/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 14:01 29/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 14:01 29/04/2024