Cấm đánh bắt mùa sinh sản: Luật đã có, làm thì khó

Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều, biện pháp thi hành Luật Thủy sản đã quy định cụ thể việc cấm đánh bắt một số loại thủy sản trong mùa sinh sản, để bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Thế nhưng, trên thực tế, ngư dân thực thi chưa nghiêm; trong khi đó việc giám sát của các ngành chức năng gặp khó, do thiếu nhân lực.

Cấm đánh bắt cá mùa sinh sản
Cua xanh "non" có kích thước nhỏ bằng đầu ngón tay trên sông Trà Khúc bị ngư dân khai thác cạn kiệt.

Khai thác tràn lan

Vài năm trở lại đây, thay vì đánh bắt cua biển trưởng thành như trước đây, ngư dân sống hai bên bờ cửa Đại thuộc xã Tịnh Long, Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi) lại chuyển sang nghề “săn” những con cua nhỏ bằng đầu ngón tay ngay trong mùa cua đang sinh sản để bán cho thương lái với giá từ 3 - 5 nghìn đồng/con.

“Từ tháng 3 âm lịch đến nay, bình quân mỗi ngày, tôi thu mua từ 700 - 1.000 con cua giống rồi xuất bán đi Hà Nội. Mặc dù thị trường có nhiều cơ sở chuyên sản xuất cua giống, nhưng các chủ hồ nuôi vẫn ưa chuộng cua giống tự nhiên. Do vậy, giá cua giống tăng dần theo từng năm, từ 1 - 2 nghìn đồng/con nhỏ bằng đầu ngón tay, giờ lên 3 - 5 nghìn đồng/con”, bà Nguyễn Thị Hoa, chuyên thu mua cua giống ở xã Nghĩa An cho biết.

Việc người dân chạy theo lợi nhuận trước mắt để khai thác, mua bán cua biển ngay trong mùa sinh sản khiến nguồn lợi cua giống tại khu vực cửa Đại ngày càng cạn kiệt. Theo nhiều ngư dân chuyên khai thác cua con tại Tịnh Long, nếu như 3 năm về trước, bình quân mỗi đêm vươn khơi, ngư dân có thể đánh bắt được từ 500 - 1.000 con, thì từ năm 2019 đến nay, sản lượng đánh bắt của mỗi tàu chỉ còn 1/3 so với trước.

Không chỉ cua biển đang bị săn lùng, khai thác trong mùa sinh sản, mà cá ngựa đen, ngựa gai, cá mú hoa nâu, tôm hùm đỏ... cũng đang bị khai thác theo kiểu tận diệt, dù Nghị định 26 đã quy định khá cụ thể về thời gian và kích thước tối thiểu được phép khai thác... “Mặc dù ngành chức năng đã tuyên truyền không đánh bắt cá ngựa tại một số thời điểm trong năm, nhưng ngư dân chúng tôi rất khó thực hiện theo quy định này. Vì tàu tôi hành nghề giã cào, nên khi đánh lưới thường “vô tình” cào phải cá ngựa. Việc cá dính lưới là bất khả kháng, chứ chúng tôi không chủ đích”, chủ tàu N.T.T, ở phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ) giãi bày.

...nhưng khó xử lý

Nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tiến tới phát triển nghề cá có trách nhiệm, tại Nghị định 26 (có hiệu lực thi hành từ tháng 4.2019), Chính phủ đã quy định cụ thể thời gian cấm khai thác của 48 loài cá, 10 loài giáp xác kèm theo kích thước được phép khai thác của từng loài. Trước đó, Thông tư 01 của Bộ NN&PTNT ban hành năm 2011 về việc sửa đổi, bổ sung danh mục các loài thủy sản quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển cũng quy định về cấm khai thác vào mùa sinh sản. 

Quy định cụ thể là vậy, nhưng theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Nguyễn Văn Mười, từ năm 2011 đến nay, Chi cục Thủy sản tỉnh chưa phát hiện và xử phạt trường hợp nào khai thác thủy sản vi phạm thời gian đánh bắt, kích thước thủy sản đánh bắt.

“Phòng Thanh tra - Pháp chế (Chi cục Thủy sản tỉnh) là phòng chuyên môn trực tiếp phụ trách quản lý, kiểm tra về vấn đề này. Nhưng hiện tại phòng chỉ có 1 phó phòng và 1 chuyên viên. Nhân lực chỉ có 2 người, trong khi hoạt động đánh bắt lại diễn ra ở phạm vi rộng.

Hơn nữa, một số loài thủy sản nằm trong danh mục cấm đánh bắt mùa sinh sản có sản lượng đánh bắt quá ít, chỉ vài chục con trong một mẻ lưới nặng từ vài tạ đến cả tấn. Thành thử, đơn vị dù muốn cũng không đủ nhân lực để đi kiểm tra, giám sát việc chấp hành những quy định về kích thước đánh bắt, thời gian cấm đánh bắt một số loài thủy sản... của chủ tàu”, ông Mười cho biết.

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 14/08/2020
Ý Thu
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 05:31 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:31 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 05:31 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 05:31 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 05:31 21/12/2024
Some text some message..